• Click để copy

“Làm xiếc” tiếng Việt vô tội vạ

“Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Câu nói tưởng chừng như ai cũng biết, ai cũng hiểu. Nhưng thời nay, không ít người coi thường tiếng mẹ đẻ, lấy ngôn ngữ của ông cha ra để thay hình đổi dạng, biến tấu, lắp ghép linh tinh, thậm chí nhạo báng, làm trò tiêu khiển như một thứ mua vui nhất thời.

Trong bối cảnh mạng xã hội bùng nổ, không ít người, đặc biệt là lớp trẻ đã “làm xiếc” tiếng Việt một cách vô tội vạ. Tạo nên những làn sóng ngôn ngữ lai căng trên mạng xã hội và trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày chính là thế hệ trẻ sinh từ năm 1996 đến 2012, thường được gọi là thế hệ “gen Z”. Có đủ kiểu “làm xiếc” tiếng Việt.

Thứ nhất, cố tình đọc, viết chệch so với từ gốc. Ví dụ: “Cậu khum đi chơi à”; “Tao sin lũi nhé”; “Hắn ta là trmúa hmề”... Trong các tình huống giao tiếp nêu trên, các từ gốc “không, xin lỗi, chúa hề” đã bị biến thành “khum, sin lỗi, trmúa hmề”.

“Làm xiếc” tiếng Việt vô tội vạ

 Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ hai, tự tạo ra những từ ngữ “đầu ngô mình sở” không theo một phép tắc, chuẩn mực nào so với ngôn ngữ gốc và khi đọc lên/viết ra, khiến người nghe/người xem bình thường không hiểu gì cả. Những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hằng ngày đã bị biến thành những từ ngữ vô cùng khó hiểu. Ví dụ: “gòy soq = rồi xong”; “chếc gồi = chết rồi”; “J z chòy = gì vậy trời”; “pít òy = biết rồi”...

Thứ ba, những từ ngữ thông thường nhưng viết một đằng, hiểu một nẻo. Ví như các cụm từ: “Luật nhân quả", "quả báo", "quả báo nhãn tiền", nhưng đã bị biến thành các cụm từ “luật hoa quả”, “quả táo”, “quả táo nhãn lồng”. Có lẽ một người nghe bình thường thì rất khó hiểu giới trẻ đang trao đổi với nhau những gì khi họ nói: “Quả táo sẽ đến với mày sớm thôi”; “Mày nhớ lấy! Luật hoa quả không chừa một ai”; “Quả táo nhãn lồng. Tụi mày sẽ không trốn được đâu!”.

Thứ tư, tự nghĩ ra những từ ngữ không phải tây, cũng chẳng phải ta, kiểu như: “U” nghĩa là “trời ơi”; “mlem mlem” nghĩa là “ngon”; “xu cà na” nghĩa là “xui xẻo, đen đủi”; “chằm Zn” nghĩa là “trầm cảm” (Zn là nguyên tố hóa học của kẽm, thế nên họ có công thức: “Chằm Zn = Trầm kẽm = Trầm cảm” (!?)

Thứ năm, lai ghép vô tội vạ giữa tiếng Việt và tiếng Anh để biến thành thứ từ quái dị. Chẳng hạn, xuất phát từ tiếng Anh “lemon” nghĩa là “quả chanh”, giới trẻ thêm dấu hỏi “lemỏn” vào từ này và gọi là “chảnh”, một từ mang hàm ý chê bai ai đó có vẻ yểu điệu, kiêu căng, khó gần. Ví dụ: “Con bé ấy nhìn lemỏn lắm!”.

Theo ngôn ngữ thế hệ “gen Z” thời nay, xích lô đang đi mà phanh lại thì có tiếng “kít kít”, đọc giống với từ kiss (hôn) trong tiếng Anh. Từ đó, họ dùng cụm từ “phanh xích lô” để chỉ hành vi “hôn nhau” của các đôi uyên ương. Chẳng hạn: “Tối qua cậu có được người yêu “phanh xích lô” không?”.

Còn vô số từ ngữ lai căng, ô tạp khác mà trong một bài viết khó có thể liệt kê hết ra ở đây. Chỉ tạm thời đưa ra vài ba khía cạnh nêu trên cũng đủ thấy ngôn ngữ thế hệ “gen Z” hiện nay đã, đang tác động tiêu cực đến sự trong sáng, chuẩn mực của tiếng Việt. Trong số những từ, cụm từ nêu trên, giới trẻ đã ít nhiều tiếp cận cách viết cải tiến chữ quốc ngữ của một nhà ngôn ngữ học đã bị dư luận phản ứng dữ dội và bị chính các nhà khoa học phản bác. Đề cập vấn đề này, GS, TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) từng nhấn mạnh, với tư cách là một loại chữ viết ghi lại ngôn ngữ dân tộc, trải qua những phát triển lịch sử, chữ quốc ngữ ngày nay đã trở thành một tài sản văn hóa vô cùng quý giá của người Việt. Chữ quốc ngữ sau khi được xã hội thừa nhận là tài sản chung của mọi người dân Việt Nam thì bất cứ ai tùy tiện đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ hoặc cố tình làm méo mó, biến dạng, ô tạp tiếng Việt đều không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Những hành vi đó phải bị phê phán nghiêm khắc! 

 CHÍNH NGÔN

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.