• Click để copy

Lập kỷ lục mới, doanh nghiệp xuất khẩu tự tin bước vào năm mới

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới với hơn 732 tỷ USD, duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp, đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Bộ Công Thương cho biết, dự kiến cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%).

Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự kiến lập kỷ lục trên 2,4 tỷ USD. Ảnh minh họaXuất khẩu cá tra năm 2022 dự kiến lập kỷ lục trên 2,4 tỷ USD. Ảnh minh họa.

Có thể thấy, xuất nhập khẩu năm 2022 ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD, bên cạnh đó là con số xuất siêu khoảng 10 tỷ USD, nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”. Có 39 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (tăng 4 mặt hàng so với năm 2021), đặc biệt, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (hơn 1 mặt hàng so với năm 2021).

Năm 2022, “câu lạc bộ xuất khẩu 10 tỷ USD” kết nạp thêm ngành thủy sản, nâng số lượng thành viên của câu lạc bộ này lên con số 8. Đáng chú ý, ngành này cũng chỉ cần 11 tháng để đạt được cột mốc lịch sử. Ước tính, kết quả xuất khẩu cả năm của ngành này có thể vượt 11 tỷ USD và tăng hơn 2 tỷ USD so với năm 2021. Trong “câu lạc bộ 10 tỷ USD”, ngành gỗ và sản phẩm gỗ tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đến hết tháng 11 vẫn đạt giá trị 14,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Ấn tượng không kém ngành thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu cà phê khi hết tháng 11, mặt hàng này đã đạt gần 1,7 triệu tấn, tương đương giá trị 3,5 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2021. Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu kỷ lục của ngành này.

Cùng với thủy sản, cà phê, xuất khẩu gạo cũng về đích sớm khi mới qua 11 tháng đã đạt sản lượng gần 6,7 triệu tấn, tương đương giá trị 3,2 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng và tăng 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn  86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11 tỷ USD, góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Năm 2023 ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD. Ảnh: Báo Công ThươngNăm 2023 ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD. Ảnh: Báo Công Thương.

Doanh nghiệp tự tin bước vào năm mới

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ước tính, kết thúc năm 2022, sản lượng xuất khẩu gạo của cả nước sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn với trị giá ước tính khoảng 3,5 tỷ USD. Đây là con số mà ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA phải nói rằng, "những người làm trong ngành như chúng tôi không ai nghĩ sẽ đạt".

Nhận định về triển vọng của ngành lúa gạo trong năm 2023, một doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu gạo dự báo sẽ thuận lợi bởi giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu thu mua lương thực tăng lên.

Về dệt may - với vai trò là ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng tự tin: "Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, năm 2023, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD".

Ông Giang còn khẳng định "hoàn toàn có đủ cơ sở để đặt ra mục tiêu này". Bởi, trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu, để thích nghi, các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu chuyển đổi cơ sấu sản xuất từ dệt kim sang dệt thoi. Doanh nghiệp cũng đã và đang tìm hướng sản xuất các đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh. 

Cùng với đó, ngành dệt may cũng hướng đến việc đa dạng hóa các thị trường. Một số thị trường như khối Liên Xô cũ, châu Phi, Trung Đông trước đây doanh nghiệp không quan tâm nhiều thì giờ đã quan tâm hơn. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc, hiện cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam. 

Cũng theo ông Vũ Đức Giang, ngoài các giải pháp về nguồn tài chính, lãi suất thấp thì Chính phủ và các bộ, ngành, năm nay cân nhắc việc giảm thuế hoặc hoãn thuế cho doanh nghiệp. Đặc biệt, về lãi suất ngân hàng, Nhà nước có thể cân nhắc với một số lĩnh vực ngành hàng có xuất khẩu lớn, thặng dư thương mại cao, giải quyết việc làm, thì giữ mức lãi suất hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp duy trì, giữ ổn định lao động. Điều này sẽ tạo động lực cho năm tới, doanh nghiệp sẵn sàng đón đầu các đơn hàng khi nhu cầu thị trường hồi phục trở lại.

Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương, chuỗi cung ứng đã được nối lại và đa dạng hóa. Ảnh minh họaSản xuất công nghiệp phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương, chuỗi cung ứng đã được nối lại và đa dạng hóa. Ảnh minh họa.

Bên cạnh những con số biết nói của lĩnh vực xuất khẩu thì một điểm sáng nữa của ngành công thương trong năm nay đó là sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương, chuỗi cung ứng đã được nối lại và đa dạng hóa. 

Với việc phát huy hiệu quả rõ rét trong tháo gỡ khó khăn, sản xuất công nghiệp của cả nước phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao. Dự kiến năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9% (cùng kỳ tăng 4,8%), đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành (kế hoạch tăng từ 8,5 - 9%). Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng khoảng 9%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,82%) và cao hơn kịch bản tăng trưởng tại Nghị quyết 01 (kịch bản GDP trong công nghiệp tăng 6,4 - 7,3%).

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu mang tính thực chất. Chủ trương bảo đảm sự độc lập, tự chủ trong quá trình mở cửa, hội nhập, nâng cao tính tự cường của nền kinh tế đã được Bộ Công Thương triển khai nhất quán. Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động chưa từng có trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ để nâng cao tính tự lực, tự cường của nền kinh tế, từ đó đóng góp cho việc thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển hơn nữa kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước.

Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Xúc tiến thương mại có nhiều đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và duy trì xuất khẩu bền vững. Công tác phòng vệ thương mại đạt kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước, các biện pháp phòng vệ thương mại đã được thiết lập để bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.

Thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao, vượt gấp 2,7 lần so với kế hoạch của ngành, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19 và thị trường thế giới có biến động lớn, nhiều quốc gia đối mặt với lạm phát tăng cao.

Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

Sáng ngày 19/9/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành tiêu hủy lượng hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá hàng hóa ước tính hơn 1,6 tỷ đồng.

Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An
Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An

Chiều ngày 19/9/2024, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-VPTT ngày 28/9/2024 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chuyên đề, kế hoạch, chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 17/9/2024, tại Trụ sở Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/TTH), Đoàn công tác của Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã làm việc với Ban Chỉ đạo 389/TTH.

Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái

Bão Yagi (cơn bão số 3) đi qua đã để lại những mất mát vô cùng to lớn cho đồng bào tại một số địa phương khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những trận sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp nhiều ngôi nhà, lũ ống, lũ quét, hàng ngàn ngôi nhà trong toàn thành phố bị ngập lụt phải đi sơ tán…cơn bão số 3 đã cướp đi sinh mạng của bao người và cuốn trôi nhiều tài sản của người dân tại các địa phương, không thể kể hết được những mất mát của đồng bào các tỉnh phía Bắc và những nỗi đau mà đồng bào tỉnh Yên Bái đang phải gánh chịu.

Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy
Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy

Nhiều lô hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm gồm kem dưỡng trắng da chống nắng và kem bôi da vừa bị Cục Quản lý Dược Bộ Y tế ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ

DOC vừa thông báo kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 20 thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra - basa phi lê đông lạnh của Việt Nam. 8 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có liên quan.