• Click để copy

Liệu hệ thống Vòm Sắt của Israel có khả năng chống đỡ một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và UAV?

Trong khi Israel cấp tập chuẩn bị cho khả năng bị Iran trả đũa sau vụ sát hại thủ lĩnh Hamas tại Tehran, năng lực phòng không của Israel trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) dường như đang bị nghi ngờ.

Sputnik ngày 7-8 dẫn lời nhà phân tích quân sự Nga Yuri Lyamin nhận định, cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hồi tháng 4 đã đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel (Vòm Sắt) đến giới hạn, mặc dù vào thời điểm đó, Tehran chưa sử dụng đến loại tên lửa hiện đại nhất của mình, còn Israel được Mỹ cùng các đồng minh khác hỗ trợ.

“Một cuộc tấn công phối hợp quy mô lớn từ Iran, Iraq, Yemen và Lebanon có thể phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân của Israel… Chỉ trong chưa đầy 4 tháng, Israel khó có thể tăng cường đáng kể năng lực phòng không”, Lyamin nhận xét, nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà Mỹ ồ ạt triển khai thêm nhiều phương tiện chiến đấu tới khu vực này trong vài ngày qua.

Đánh giá về hệ thống Vòm Sắt nổi tiếng của Israel, Lyamin lưu ý, giống như bất kỳ hệ thống phòng không nào hiện nay, Vòm Sắt “không bảo đảm khả năng phòng thủ ở mức tuyệt đối”.

Liệu hệ thống Vòm Sắt của Israel có khả năng chống đỡ một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và UAV?
 Tên lửa Iran trưng bày tại một quảng trường ở Tehran vào tháng 2-2023. Ảnh: Getty Images

Diện tích tương đối nhỏ của đất nước Israel cho phép Tel Aviv tạo ra một hệ thống phòng không nhiều lớp có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhược điểm của thực tế này là nhiều cơ sở quân sự, cơ quan chính phủ, cơ sở công nghiệp quan trọng nằm khá gần nhau, khiến chúng dễ bị tấn công một khi hệ thống phòng thủ tên lửa bị áp đảo. Thực tế đã cho thấy, trong cuộc tấn công ngày 7-10, Hamas áp dụng chiến thuật tấn công ồ ạt, phóng hàng nghìn quả rocket về phía Israel chỉ trong vòng 20 phút, khiến hệ thống Vòm Sắt bị quá tải và không thể bảo vệ lãnh thổ Israel. Nhiều quả rocket đã lao vào các mục tiêu ở đô thị, gây thương vong cho dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng.

Liệu hệ thống Vòm Sắt của Israel có khả năng chống đỡ một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và UAV?
UAV tại một địa điểm không được tiết lộ ở Iran, ngày 20-4-2023. Ảnh: Volant Media 

Theo trang tin El Pais của Tây Ban Nha, ước tính Hezbollah có kho vũ khí gồm 150.000 tên lửa và rocket, trong đó một số loại có tầm bắn xa có khả năng áp đảo hệ thống Vòm Sắt của Israel và có thể tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Israel. Trong khi đó, Iran được cho là sở hữu một trong những kho tên lửa lớn nhất ở Trung Đông, với hơn 3.000 tên lửa đạn đạo. Tên lửa đạn đạo Sejjil của Iran có khả năng mang đầu đạn nặng khoảng 700kg và có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 4.000km, trong khi khoảng cách giữa Tehran và Tel Aviv chỉ dưới 2.000km. Một loại tên lửa khác có tầm bắn ngắn hơn là Kheibar, tầm bắn gần 2.000km song có thể mang đầu đạn nặng khoảng 1.500kg. Tổng cộng ước tính Iran sở hữu 9 loại tên lửa có tầm bắn đủ xa để vươn tới lãnh thổ Israel.

Trong thập kỷ qua, Tehran cũng đã trở thành một nhà sản xuất và xuất khẩu UAV tốp đầu thế giới. Nước này đã xuất xưởng hàng nghìn UAV hiện đại với giá thành tương đối rẻ, có thể sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, trinh sát và chiến đấu.

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.