Litva - nhà vô địch châu Âu về tái chế bao bì nhựa
Litva-quốc gia nhỏ vùng Baltic đã đạt được tỷ lệ tái chế bao bì nhựa cao nhất châu Âu. Có được thành tựu trên là nhờ chương trình “tiền đặt cọc” mà nước này triển khai hiệu quả từ năm 2016.
Bước nhảy vọt ngoạn mục
Chỉ chưa đầy 10 năm, Litva đã có bước nhảy vọt trong việc quản lý chất thải bao bì nhựa. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ tái chế chất thải nhựa của Litva tăng từ 38,9% (năm 2011) lên 69,6% (năm 2019). Tuy số liệu này đã được điều chỉnh giảm một chút vào năm 2020 (56,1%) nhưng Litva vẫn là quốc gia có tỷ lệ tái chế bao bì nhựa cao nhất châu Âu (so với mức trung bình 37,7% ở Liên minh châu Âu).
Làm thế nào mà quốc gia vùng Baltic với 2,8 triệu dân này lại thành công lớn trong lĩnh vực tái chế bao bì nhựa? Theo Báo L’Express (Pháp), thành công của Litva phần lớn dựa trên chương trình “tiền đặt cọc” đơn giản được Chính phủ nước này giới thiệu vào năm 2016.
![]() |
Chất thải bao bì nhựa được thu gom để tái chế ở Litva. Ảnh: AFP |
Theo chương trình này, khách hàng khi mua một số sản phẩm, đặc biệt là đồ uống, sẽ phải trả thêm 10 xu tiền đặt cọc. Số tiền này sẽ được hoàn lại khi họ mang trả chai (nhựa, thủy tinh) hoặc can, hộp từ 0,1 đến 3 lít tại các điểm thu gom tự động hoặc thủ công. Những điểm thu gom được đặt gần các siêu thị có diện tích rộng hơn 300m2 trong thành phố và các cửa hàng rộng 60m2 ở nông thôn.
Chất thải nhựa sau đó sẽ được gửi đến các trung tâm tái chế được điều hành bởi Usad-nhà điều hành hệ thống quốc gia được thành lập nhằm phục vụ chương trình này. Usad tập hợp 3 thực thể trong nước, gồm: Hiệp hội các nhà sản xuất bia, liên đoàn các doanh nghiệp và hiệp hội các nhà sản xuất nước khoáng.
Mục tiêu năm 2029 đạt được vào năm 2017
Tomra là một công ty của Na Uy và là một trong những công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp thu gom, phân loại chất thải nhựa. Công ty này đã cung cấp gần 2.700 máy phân loại bao bì nhựa trên toàn lãnh thổ Litva. Theo ông Stéphan Arino, Giám đốc bộ phận công chúng khu vực Tây Âu của công ty Tomra, chỉ một năm thực hiện, tỷ lệ thu gom chai nhựa để tái chế của Litva đã đạt 75%.
Đến năm 2021, tỷ lệ này lên tới khoảng 90% đối với chai và lon nhựa, 85% đối với thủy tinh. Chỉ trong 4 năm thực hiện chương trình, số máy móc khổng lồ này đã thu gom và phân loại 80.000 tấn chất thải phù hợp để tái chế. Các mục tiêu mà Litva đặt ra cho năm 2029 về thu gom chất thải nhựa đã hoàn thành, thậm chí còn vượt chỉ tiêu, ngay trong năm thứ hai triển khai chương trình.
Thành công lớn trong khi vốn đầu tư lại ít. Theo số liệu của Bộ Môi trường Litva, để thực hiện chương trình này, Chính phủ nước này chỉ chi 30 triệu euro đầu tư thiết bị. Đặc biệt, chương trình có sự đồng hành của rất nhiều doanh nghiệp trong nước.
Ngay khi chương trình được áp dụng, người dân Litva đã nhanh chóng hòa nhập với sự thay đổi thói quen này. Theo một nghiên cứu được thực hiện hai năm sau khi ra mắt chương trình, 97% người tiêu dùng nhìn chung hài lòng với hoạt động của chương trình “tiền đặt cọc”. Và 95% trong số họ cho biết, họ đã thấy lượng rác thải bao bì có thể nhìn thấy giảm ở công viên, hồ và những nơi công cộng khác.
Thành công của Litva trong lĩnh vực này đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá cao. Trong bản đánh giá hiệu suất môi trường của Litva công bố năm 2021, OECD ghi nhận "tiến bộ đáng kể đạt được trong quản lý chất thải" của quốc gia Baltic này. “Trong vòng chưa đầy 10 năm, Litva đã ngừng chôn lấp gần như toàn bộ chất thải để tái chế và làm phân hữu cơ", bản đánh giá của OECD nhận xét. OECD cũng đề nghị Litva tiếp tục làm việc để đảo ngược xu hướng gia tăng sản xuất chất thải đô thị (tính trên đầu người), cũng như cải thiện năng suất và tuổi thọ của vật liệu.
Trong khi nhiều nước châu Âu đang tìm kiếm giải pháp nhằm đạt được tỷ lệ thu gom 77% chai nước giải khát bằng nhựa vào năm 2025 và 90% vào năm 2029 thì Litva đã đạt được tỷ lệ này từ năm 2017. Rõ ràng, mô hình hiệu quả của Litva rất đáng để các nước trong Liên minh châu Âu học hỏi và làm theo.
PHƯƠNG VŨ
Tin mới
Lực lượng Quản lý thị trường các địa phương tăng cường kiểm tra về giá, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm hàng hóa
Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thị trường, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng nội dung kiểm tra về giá, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa,
Bộ Công an: Quý 1/2025 phát hiện hơn 7.200 vụ, với trên 13.200 đối tượng phạm tội về ma túy
Theo Bộ Công an trong quý 1/2025, tình hình trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, có nhiều chuyển biến tích cực. Các phương án, đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được triển khai thực hiện liên tục, hiệu quả. Hầu hết các loại tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm nguồn như tội phạm ma túy được kéo giảm.
Người tham gia quảng cáo trên mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm mình quảng cáo
Thứ trưởng Lê Hải Bình cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến bổ sung một số điều cụ thể liên quan đến người nổi tiếng tham gia quảng cáo.
Kiên Giang: Dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng
Sáng 7-4 (10-3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (khu phố Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp), tỉnh Kiên Giang tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
Thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày 7-4, nhằm mùng 10-3 âm lịch, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 tại Đền Thờ vua Hùng ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Hội nghị đánh giá kết quả công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025
Sáng ngày 02/4/2025, Chi cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc họp giao ban nhằm tổng kết tình hình kiểm tra, kiểm soát thị trường trong 03 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.