• Click để copy

Lối thoát để Mỹ tránh nguy cơ vỡ nợ

Nếu Quốc hội Mỹ và chính quyền của Tổng thống Joe Biden không thể đạt được thỏa thuận để tăng trần nợ công hiện ở mức 31.400 tỷ USD, Chính phủ Mỹ có thể sẽ vỡ nợ vào đầu tháng 6 tới. Bất chấp mọi ồn ào về thảm họa sắp xảy ra, Bộ Tài chính Mỹ cần tiếp tục hoạt động bình thường mà không bị gián đoạn, ngay cả khi Quốc hội không nâng giới hạn luật định của nợ công. Đó là bởi vì luật pháp yêu cầu như vậy.

Điều II, Mục 3 của Hiến pháp yêu cầu tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp, phải “chăm lo để luật pháp được thực thi một cách trung thực”. Tuy nhiên, nhiệm vụ theo Hiến pháp của tổng thống là gì khi các luật chi tiêu mâu thuẫn với nhau? Đó là tình hình hiện tại của nước Mỹ.

 Toàn cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: TTXVN

 Toàn cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: TTXVN

Cụ thể, vào tháng 12-2021, Quốc hội đã thông qua dự luật với một câu duy nhất, cho phép tăng trần nợ công lên một con số mà sẽ sớm không còn đủ để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của Mỹ. Tuy nhiên, một năm sau, vào tháng 12-2022, Quốc hội đã ban hành một luật chi tiêu rất chi tiết - Đạo luật phân bổ ngân sách hợp nhất năm 2023. Luật này quy định các khoản ngân sách hằng năm của Quốc hội cho hầu hết các cơ quan và chương trình liên bang, cũng như yêu cầu các khoản thanh toán từ Bộ Tài chính cho các chương trình phúc lợi (ngoại trừ những chương trình được phân bổ vĩnh viễn).

Để “thực hiện trung thực” quy chế chi tiêu do Quốc hội ban hành vào tháng 12-2022, Tổng thống Biden phải ra lệnh cho Bộ Tài chính tiến hành đấu giá trái phiếu cần thiết để cho phép thực hiện quy chế này.

Có hai quy tắc xây dựng luật định cần tuân thủ. Đầu tiên, khi hai luật xung đột, luật mới hơn sẽ thắng thế, đây là “quy tắc về thời gian gần nhất”. Thứ hai, khi hai luật xung đột, luật cụ thể sẽ thắng thế so với luật chung, đây là “quy tắc chung-cụ thể”. Dựa trên cả hai nguyên tắc, theo luật, Tổng thống Biden phải ưu tiên cho các khoản phân bổ cụ thể được ban hành vào tháng 12-2022 so với đạo luật chung về việc nâng mức trần nợ công được ban hành một năm trước đó. Trong khi đó, đối với việc chi tiêu cho các chương trình được phân bổ vĩnh viễn như An sinh xã hội và Medicare, trong đó các khoản phân bổ đã được ban hành trước khi mức trần nợ công được đưa ra, tổng thống được yêu cầu thực thi một cách trung thực các luật đã được ban hành mà có tính cụ thể cao hơn nhiều so với luật trần nợ công chung chung hơn.

An sinh xã hội và Medicare được ban hành trong Đạo luật An sinh xã hội với các đảm bảo pháp lý cụ thể rằng Bộ Tài chính sẽ thanh toán các khoản trợ cấp cụ thể cho những người thụ hưởng đủ điều kiện và cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế thay mặt cho những người thụ hưởng. Nghĩa vụ theo luật định của tổng thống trong việc thanh toán những khoản trợ cấp cụ thể này sẽ quan trọng hơn ngôn ngữ chung của luật trần nợ công. 

Các khoản thanh toán lãi cho chứng khoán Kho bạc (các khoản nợ chịu lãi của chính phủ Mỹ được Bộ Tài chính phát hành như một phương tiện vay để đáp ứng chi tiêu của chính phủ không được trang trải bằng khoản thu từ thuế) cũng được phân bổ vĩnh viễn. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc huy động tiền mặt cần thiết để trả lãi được quy định rõ ràng trong Tu chính án thứ 14 như sau: “Tính hợp lệ của khoản nợ công của Mỹ… không được phép bị nghi ngờ”. Giới chuyên gia pháp lý lập luận rằng theo câu chữ của Tu chính án 14, việc Mỹ vỡ nợ sẽ là điều vi hiến. Do đó, tổng thống có nghĩa vụ vô hiệu hóa trần nợ công nếu Quốc hội quyết định không tăng trần nợ.

Tất nhiên, kết quả tốt nhất sẽ là Đạo luật Ngân sách trong hai năm được lưỡng đảng ủng hộ. Tuy nhiên, nếu không thể đạt được thỏa thuận do bế tắc chính trị, trách nhiệm của tổng thống theo Hiến pháp là rõ ràng: Tổng thống phải “thực hiện trung thực” các khoản phân bổ được ban hành vào năm 2022 và các khoản thanh toán phúc lợi được đảm bảo cụ thể trong Đạo luật An sinh Xã hội và các đạo luật phúc lợi tương tự. 

Nhiều chuyên gia cho rằng những ồn ào hỗn độn lặp đi lặp lại về trần nợ công mà người dân Mỹ và các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang phải hứng chịu cần phải dừng lại. Đã đến lúc Tổng thống Biden và Bộ Tư pháp phải làm rõ rằng Tổng thống có nghĩa vụ theo Hiến pháp và theo luật định để thực thi các luật về chi tiêu và phúc lợi của Quốc hội.


TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

Sáng ngày 19/9/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành tiêu hủy lượng hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá hàng hóa ước tính hơn 1,6 tỷ đồng.

Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An
Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An

Chiều ngày 19/9/2024, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-VPTT ngày 28/9/2024 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chuyên đề, kế hoạch, chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 17/9/2024, tại Trụ sở Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/TTH), Đoàn công tác của Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã làm việc với Ban Chỉ đạo 389/TTH.

Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái

Bão Yagi (cơn bão số 3) đi qua đã để lại những mất mát vô cùng to lớn cho đồng bào tại một số địa phương khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những trận sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp nhiều ngôi nhà, lũ ống, lũ quét, hàng ngàn ngôi nhà trong toàn thành phố bị ngập lụt phải đi sơ tán…cơn bão số 3 đã cướp đi sinh mạng của bao người và cuốn trôi nhiều tài sản của người dân tại các địa phương, không thể kể hết được những mất mát của đồng bào các tỉnh phía Bắc và những nỗi đau mà đồng bào tỉnh Yên Bái đang phải gánh chịu.

Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy
Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy

Nhiều lô hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm gồm kem dưỡng trắng da chống nắng và kem bôi da vừa bị Cục Quản lý Dược Bộ Y tế ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ

DOC vừa thông báo kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 20 thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra - basa phi lê đông lạnh của Việt Nam. 8 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có liên quan.