Lựa chọn “giấc mơ mới”
Thay vì theo đuổi “giấc mơ Mỹ”, nhiều người di cư đã chuyển sang xây dựng cuộc sống mới với “giấc mơ Mexico”. Và với họ, đó là quyết định đúng đắn.
Đã quen với công việc, anh Walter Banegas thuần thục thao tác trên chiếc máy đúc khuôn cột đèn đường trong nhà máy của Công ty Pace Industries (Mỹ) nằm ở thành phố Saltillo, phía Bắc Mexico. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người đàn ông đến từ Honduras này đã trải qua nhiều chặng đường đi tìm miền đất hứa trước khi có mặt tại đây. Để tránh phải gia nhập các băng đảng tội phạm ở quê nhà, anh vượt biên sang Mỹ lần đầu tiên khi là một cậu thiếu niên. Tuy nhiên, anh bị trục xuất vào năm 2014. Không cam tâm, anh lại trốn vào Mỹ để xin tị nạn vào năm 2020, nhưng vẫn chỉ nhận được kết cục tương tự.
Cuối cùng, Banegas chọn ở lại Mexico và được nước này cấp quy chế tị nạn vào tháng 1-2021 nhờ sự hỗ trợ từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Anh chuyển đến Saltillo, nhận công việc với thu nhập ổn định khoảng 800USD mỗi tháng và gửi ít nhất 50USD/tháng về cho gia đình ở Honduras. Ngoài ra, anh rất vui khi cậu con trai 6 tháng tuổi tên David đã trở thành công dân Mexico. “Dù mức lương hiện giờ có thể thấp hơn so với ở Mỹ nhưng tôi cảm thấy bình yên. Không nhất thiết phải đến Mỹ. Mọi người đều có cơ hội làm ăn tại Mexico”, Reuters dẫn lời Banegas chia sẻ.
Do tác động của nghèo đói, mất an ninh lương thực, bạo lực, đại dịch Covid-19 và tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu, Mexico trở thành một quốc gia điểm đến cũng như một quốc gia trung chuyển người di cư từ khu vực Bắc Trung Mỹ đổ về biên giới Mỹ-Mexico để chờ cơ hội xin tị nạn vào xứ cờ hoa. Bất chấp nỗ lực ngăn cản của lực lượng chức năng sở tại, số người di cư tràn vào Mexico ngày một tăng, dù rằng chính quyền Washington đã đưa ra các quy định nhập cư mới nghiêm ngặt hơn. Đã có những trường hợp bị thương hoặc thậm chí mất mạng trên hành trình tìm “giấc mơ” của mình. Tình trạng này còn trở thành một vấn đề chính trị nổi cộm ở Mỹ và Mexico, được xem là có khả năng chi phối kết quả các cuộc bầu cử tổng thống ở cả hai nước này vào năm tới.
![]() |
Công nhân nhập cư làm việc tại nhà máy của Công ty Pace Industries (Mỹ) nằm ở thành phố Saltillo, phía Bắc Mexico. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, rất nhiều người, trong đó có Banegas, đi ngược lại số đông và đang dần có cuộc sống mới tốt hơn mà chẳng phải đến Mỹ. Số liệu của cơ quan tị nạn Mexico cho biết chỉ từ vài trăm đơn xin tị nạn vào nước này mỗi năm cách đây một thập kỷ, con số đó đã tăng lên 27.000 người trong năm ngoái. Riêng năm nay, chính quyền Mexico đã và đang phê duyệt ít nhất 20.000 hồ sơ xin tị nạn. Thời gian qua, Liên hợp quốc tích cực giúp người tị nạn đến các thành phố ở miền Trung và Bắc Mexico, trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ sắp xếp việc làm cũng như tiếp cận nhà trẻ, trường học và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Reuters, UNHCR đã giúp tạo việc làm cho 5.500 người tị nạn vào năm 2022 và gần 3.000 người trong năm nay tại Mexico.
Mexico đang trở thành “lựa chọn rất hứa hẹn và chắc chắn” đối với người tị nạn, một phần vì nhu cầu lao động tăng cao. Reuters cho biết, Hiệp hội Doanh nghiệp Mexico (Coparmex) thống kê hiện có hơn 1 triệu cơ hội việc làm trên toàn quốc, trong bối cảnh các nhà tuyển dụng ngành du lịch, nông nghiệp, vận tải, sản xuất thường gặp khó khăn trong tìm kiếm người lao động. Kết quả khảo sát hơn 2.500 doanh nghiệp sở tại của Coparmex cho thấy 85% đơn vị sản xuất thừa nhận gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự, nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Mặt khác, nhiều công ty chuyển đến Mexico để gần khách hàng Mỹ hơn, do chi phí vận chuyển sản phẩm qua Thái Bình Dương tốn kém hơn, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng xứ cờ hoa đòi hỏi thời gian vận chuyển phải nhanh chóng. The New York Times cũng đưa tin các công ty như Walmart đang hướng đến đầu tư vào những quốc gia lân cận Mỹ.
Về phần mình, Chính phủ Mexico đang tập trung mở rộng các chương trình thị thực việc làm và tạo liên kết giữa đơn vị sử dụng lao động với người di cư đang tìm việc. Mexico còn hợp tác với Guatemala để đưa 20.000 công nhân đến nước này hằng năm và kỳ vọng có thể mở rộng chương trình đó với Honduras và El Salvador trong thời gian tới. “Những chính sách này sẽ chào đón người di cư tới Mexico để sinh sống và làm việc”, Reuters dẫn lời Giám đốc Coparmex Jose Mora nhận định.
VĂN HIẾU
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.