Lực lượng phản ứng đồng minh - mũi nhọn của NATO
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiến hành cuộc tập trận Steadfast Dart tại Romania, Bulgaria và Hy Lạp. Điểm đặc biệt của cuộc tập trận này là lần đầu tiên NATO thử nghiệm triển khai “Lực lượng phản ứng đồng minh” (ARF), đặt dưới quyền chỉ huy của Anh, với nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ của liên minh và bảo đảm phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa.
Triển khai quân nhanh hơn, đông hơn
Cuộc tập trận Steadfast Dart có sự tham gia của lực lượng từ 9 quốc gia thành viên NATO, gồm: Anh, Pháp, Italy, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Tây Ban Nha, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Diễn ra từ ngày 13-1 đến 26-2, cuộc tập trận huy động 10.000 binh lính, 17 tàu chiến cùng với 1.500 xe chiến đấu. Theo Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Anh Luke Pollard, thông qua Steadfast Dart, London thể hiện cam kết không lay chuyển đối với NATO, đồng thời nêu bật vai trò lãnh đạo quan trọng của Anh trong liên minh. "Sự tham gia của Anh sẽ thiết lập tiêu chuẩn cho sự hợp tác giữa các đồng minh NATO", Bộ trưởng Pollard nhấn mạnh.
![]() |
Quân đội Bulgaria và Tây Ban Nha tham gia tập trận Steadfast Dart 2025 tại làng Tsruncha (Bulgaria), ngày 13-2. Ảnh: lefigaro.fr |
Steadfast Dart 2025 được xem là đợt kiểm tra khả năng triển khai và các thủ tục cũng như khả năng tương tác giữa các nước đóng góp quân và các quốc gia chủ nhà.
Điểm đặc biệt của cuộc tập trận này là lần đầu tiên NATO thử nghiệm triển khai ARF đến bất kỳ nơi nào tại châu Âu để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng tấn công một trong các quốc gia thành viên.
Theo NATO, việc thành lập ARF hồi năm ngoái nhằm thay thế Lực lượng phản ứng NATO (NRF) gồm 40.000 quân, vốn được cho là quá tốn công sức để thực hiện. ARF sẽ là mũi nhọn của “mô hình lực lượng mới” của NATO, theo đó có thể triển khai 100.000 quân trong 10 ngày, sau đó tăng lực lượng lên 300.000 quân trong 30 ngày nếu xảy ra khủng hoảng lớn.
Trong vòng chưa đầy 180 ngày, NATO sẽ có thể cung cấp 500.000 quân. “ARF sẽ phải phản ứng nhanh hơn và có khả năng thích ứng. ARF sẽ mang tính đa quốc gia và sẽ không phụ thuộc vào những đóng góp ít nhiều thực tế từ các quốc gia thành viên như NRF”, NATO giải thích.
Tuy nhiên, một trong những thách thức để triển khai ARF chính là quá trình vận chuyển trang thiết bị vũ khí qua châu Âu. Bên cạnh đó, khả năng cơ động quân sự vẫn là mối quan tâm lớn của NATO. Quân đội các nước thành viên NATO phàn nàn về những rào cản hành chính làm chậm quá trình di chuyển lực lượng cũng như trang thiết bị trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Các cuộc tập trận như Steadfast Dart đã cho thấy thực tế của sự “tắc nghẽn” này. “Chúng ta cần có hành lang di chuyển”, một quan chức NATO nhấn mạnh.
ARF sẽ mất đi tính khả thi nếu thiếu vắng Mỹ
Phát biểu với báo chí ngày 16-2, Chỉ huy cấp cao của NATO tại châu Âu, Christopher Cavoli, tuyên bố rằng liên minh này có ý định tiến hành 107 cuộc tập trận trong năm nay, trong đó Steadfast Dart là hoạt động lớn nhất. Mục tiêu chính của các cuộc tập trận này là nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên minh.
Tuy nhiên, sự vắng mặt của lực lượng quân đội Mỹ trong Steadfast Dart phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận của Washington đối với vấn đề phòng thủ châu Âu. Mối lo ngại về cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với an ninh tập thể và lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng đã thúc đẩy các quốc gia châu Âu ưu tiên khả năng tự cung tự cấp lớn hơn.
Điều này được chứng minh bằng những tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth khi ông kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng đáng kể ngân sách quốc phòng và đóng góp phần lớn vào nguồn tài trợ cho Ukraine.
Nhưng nếu thiếu vắng Mỹ, liệu kế hoạch phòng thủ tập thể NATO có được vận hành trơn tru? Quân đội Mỹ cung cấp hầu hết năng lực quan trọng, cần thiết cho việc triển khai các sư đoàn như năng lực chỉ huy, hậu cần, tình báo,... “Các nước châu Âu và Canada sẽ phát triển những năng lực mà hiện nay chỉ có Mỹ mới có. Nhưng nếu không có sự tăng cường của Mỹ, mục tiêu triển khai 300.000 quân của ARF sẽ mất đi tính khả thi”, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer khẳng định.
BÌNH NGUYÊN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
Sáng 17-7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV
Chiều 16-7, tại Nhà Quốc hội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự đại hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi
Kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, được tổ chức trực tuyến toàn quốc từ Chính phủ tới các tỉnh, thành phố, xã, phường vào sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng đạt 8,3-8,5% có nhiều thách thức, nhưng không phải là mục tiêu bất khả thi, không thể không làm.
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.