• Click để copy

Màn tái xuất nhiều ẩn số

Những thay đổi ở thượng tầng chính trị Mỹ không còn là chuyện riêng của người Mỹ, bằng chứng là phần còn lại của thế giới đều hồi hộp dõi theo lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai của tỷ phú Donald Trump diễn ra tại đồi Capitol, thủ đô Washington D.C vào đêm 20-1, rạng sáng 21-1 (theo giờ Việt Nam).

Không giống như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần trước với những lùm xùm dai dẳng hậu bầu cử, kết quả cuộc bầu cử ngày 5-11-2024 dường như nhanh chóng phai nhạt trong suy nghĩ của dư luận trong và ngoài nước Mỹ, một phần vì chiến thắng áp đảo rõ ràng của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trước gương mặt đại diện cho Đảng Dân chủ-Phó tổng thống Kamala Harris. Ngay từ khi kết quả tổng hợp phiếu bầu xướng tên ông Donald Trump, điều mà dư luận trong và ngoài nước Mỹ quan tâm nhất có lẽ là vị tỷ phú-chính trị gia 78 tuổi này khiến thế giới phải chấn động tới mức nào sau khi chính thức tiếp quản chiếc ghế quyền lực trong Nhà Trắng.

Màn tái xuất nhiều ẩn số
Ông Donald Trump tại một sự kiện ở bang Pennsylvania ngày 4-9-2024. Ảnh: TTXVN  

Đáp lại những băn khoăn ấy, ông Donald Trump nhanh chóng đưa ra câu trả lời, bắt đầu bằng việc đe dọa phát động hàng loạt chiến dịch áp thuế cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và thậm chí là các nước láng giềng như Mexico và Canada, tới việc đặt ra bài toán khó với các đồng minh của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi đòi hỏi các nước này phải tăng đầu tư vào quốc phòng lên 5% GDP; hay việc ông gợi ý rằng Mỹ nên mua đảo Greenland của Đan Mạch, khẳng định quyền kiểm soát kênh đào Panama và biến Canada thành “bang thứ 51” của Mỹ. Chưa rõ những tuyên bố chấn động ấy đi xa đến mức nào, song ít nhất đã khiến dư luận bị cuốn vào trò chơi “đuổi lời đoán ý” do vị Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ khởi xướng nhằm xác định mức độ nghiêm túc trong từng lời nói của ông.

Với người Mỹ, như thường lệ, ông Donald Trump vẫn biết cách tiếp thêm niềm tin và giúp họ tạm quên đi những gì đang phải đối mặt trong cuộc sống thường nhật, thể hiện qua cam kết hùng hồn mà ông đưa ra chỉ một ngày trước lễ nhậm chức: "Ngày mai, vào buổi trưa, bức màn khép lại sau 4 năm dài suy thoái của nước Mỹ. Chúng ta sẽ bắt đầu một ngày hoàn toàn mới với sức mạnh, sự thịnh vượng, phẩm giá và niềm tự hào của người Mỹ... Bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ hành động nhanh chóng và giải quyết mọi cuộc khủng hoảng mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt". Thay đổi ra sao, thay đổi thế nào-câu trả lời sẽ sớm được định hình khi truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin rằng ông Donald Trump đã lên kế hoạch ban hàng chục, thậm chí hàng trăm sắc lệnh hành pháp chỉ trong tuần đầu tiên nhậm chức.

Trở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald Trump thừa hưởng một nền kinh tế không đến nỗi nào và biên giới phía Nam đang trong thời kỳ tạm yên ổn, song các nhà phân tích cho rằng, chính quyền do ông lãnh đạo phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên khi nước Mỹ gần như bị nhấn chìm bởi "cơn bão" Covid-19, khiến hơn 1 triệu người thiệt mạng. Họ cũng chỉ rõ 3 thách thức đối ngoại lớn nhất đối với chính quyền Mỹ trong 4 năm sắp tới, đó là quan hệ với Trung Quốc, cuộc xung đột Nga-Ukraine và những biến động về chính trị, quân sự ở Trung Đông.

Thế nhưng, những thách thức ấy cũng được coi là cơ hội giúp ông Donald Trump đang thành công trong nỗ lực xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo biết cách khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình, chấm dứt xung đột và giải quyết vấn đề nóng bỏng của thế giới. Người ta đồn rằng, việc Israel và phong trào Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn là kết quả từ lời cảnh báo của ông Donald Trump, rằng "mọi địa ngục sẽ bùng nổ" nếu thỏa thuận ấy không trở thành hiện thực trước ngày ông nhậm chức. Và dù nhiều người cho rằng tuyên bố giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine chỉ trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức mà ông Donald Trump từng đưa ra thực chất chỉ là ngón nghề hùng biện khi tranh cử, họ vẫn đặt niềm tin rằng ông đã bắt đầu hành động và đủ khả năng hoàn thành lời hứa.

Quan trọng hơn, kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine mà ông Donald Trump đề ra đem đến những hy vọng cho 4 năm sắp tới, khi mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dồn sức cho việc củng cố vị trí siêu cường của mình không phải bằng sức mạnh quân sự hay các cuộc điều binh mà với vai trò nhà hòa giải, nhà môi giới hòa bình.

Dù những quyết định chấn động từ Nhà Trắng là điều đã được dự báo, màn tái xuất của ông Donald Trump vẫn mang nhiều ẩn số với các đồng minh, đối tác, đối thủ của nước Mỹ và với ngay cả người Mỹ. Nước Mỹ và phần còn lại của thế giới đã chính thức bước vào “thời đại Donald Trump 2.0”.

ANH VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.