Mối nguy đối với sức khỏe của người dân Bangladesh
Theo The Guardian, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho hàng chục triệu người ở Bangladesh.
Theo nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết, mực nước biển dâng cao, lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt do trái đất nóng lên sẽ đẩy nhanh quá trình giải phóng asen ở mức độ nguy hiểm vào nguồn nước uống của người dân. BĐKH sẽ khiến hàng chục triệu người ở Bangladesh có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư do sử dụng nước giếng bị ô nhiễm. Điều đó dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng bao trùm Bangladesh, nơi hàng triệu người bị ung thư da, bàng quang và phổi do ngộ độc asen. Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Seth Frisbie, Giáo sư danh dự về hóa học tại Đại học Norwich (Mỹ), cho biết: “Ngộ độc asen mãn tính từ nước uống là một vấn đề thực sự, không phải là vấn đề lý thuyết”.
![]() |
Trẻ em lấy nước uống tại một trại tị nạn ở thành phố Cox’s Bazar, Bangladesh. Ảnh: AP |
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ô nhiễm nước chứa asen bắt nguồn từ thập niên 1970, khi Bangladesh có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất thế giới do nguồn nước bề mặt bị ô nhiễm. Các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ đã tài trợ một chương trình khoan giếng sâu để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng và nuôi cá. Các giếng mới làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, đến thập niên 1990, nguồn nước ngầm ở Bangladesh được phát hiện có hàm lượng asen tự nhiên cao. Ông Frisbie giải thích: “Asen xuất hiện một cách tự nhiên từ việc nước ngầm cuốn trôi trầm tích từ quá trình nâng lên của dãy Himalaya”.
Khí hậu cực đoan làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn nhiều. Khi mực nước biển tiếp tục dâng, Bangladesh dự kiến chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Điều này sẽ làm thay đổi tính chất hóa học của tầng ngậm nước khiến asen hòa tan nhiều hơn. Ngộ độc asen mãn tính dẫn đến sự tích tụ asen bên trong cơ thể của những người bị ảnh hưởng. Nhìn bên ngoài, những người ngộ độc asen bị sừng hóa da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bên trong cơ thể, asen lắng đọng tích tụ trong phổi và các cơ quan khác, gây ra bệnh ung thư.
DƯƠNG NGUYỄN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.