• Click để copy

Một chặng đường hợp tác trên biên giới Việt-Trung - Bài 3: Những dấu ấn ở vùng biên (Tiếp theo và hết)

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt-Trung không chỉ là dịp để lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội hai nước gặp gỡ, hoạch định những nét chính trong hợp tác biên giới mà qua đó còn giúp triển khai các chương trình, hoạt động mang ý nghĩa thiết thực ngay tại khu vực biên giới.

Lợi ích thiết thực cho người dân và lực lượng bảo vệ biên giới

Trước và trong mỗi chương trình Giao lưu HNQPBG Việt-Trung, Bộ Quốc phòng hai nước đều tổ chức các hoạt động như: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng học bổng, bò giống cho hộ khó khăn hai bên biên giới, trao tặng các công trình kỷ niệm, nhà hữu nghị cho các địa phương hai nước ở khu vực giáp biên. Trong đó, những nhà văn hóa hữu nghị Việt-Trung được xây dựng ở các địa phương diễn ra giao lưu đã phát huy hiệu quả sử dụng cao, trở thành địa điểm tiện lợi để người dân hai nước ở khu vực biên giới tổ chức các hoạt động cộng đồng, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí và đời sống, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và áp dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Từ sau chương trình giao lưu lần thứ nhất năm 2014 đến nay, các đơn vị bộ đội Biên phòng (BĐBP) cũng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức kết nghĩa được 59 cụm dân cư hai bên biên giới Việt-Trung. Đồng thời, tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện Phong trào “Quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới” và các chương trình: “Quân đội chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Nâng bước em đến trường”, “Điểm sáng văn hóa nơi biên cương”, “Bò giống giúp người nghèo biên giới”... Thông qua các hoạt động này đã hỗ trợ quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự... góp phần xây dựng khu vực biên giới Việt-Trung ổn định, phát triển.

Phát huy những kết quả đạt được thông qua mỗi chương trình Giao lưu HNQPBG, Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc đã phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới của Trung Quốc triển khai nhiều mô hình hợp tác hữu nghị đem lại hiệu quả thực chất, như: Mô hình kết nghĩa “Đồn-Tiểu đoàn hữu nghị, Biên giới bình yên”, “Đồn-Trạm hữu nghị, cửa khẩu hài hòa”, “Xây dựng đường biên giới kiểu mẫu”, “Tuần tra đoàn kết”, “Rừng cây hữu nghị biên phòng Việt-Trung”. Hai bên cũng thường xuyên duy trì chế độ hội đàm, gặp gỡ, giao lưu, tuần tra liên hợp, trao đổi qua đường dây nóng...

Nhờ các hoạt động như vậy mà lực lượng quản lý biên giới hai nước đã kịp thời trao đổi, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc xảy ra trên biên giới; đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới cửa khẩu; kịp thời thông báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm liên quan đến hai bên biên giới để phối hợp đấu tranh có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên vùng biên giới.

Những lợi ích thiết thực kể trên đã giúp Giao lưu HNQPBG Việt-Trung tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo hai nước, hai quân đội và người dân hai nước.

Một chặng đường hợp tác trên biên giới Việt-Trung - Bài 3: Những dấu ấn ở vùng biên (Tiếp theo và hết)
Đoàn đại biểu Trạm hội ngộ hội đàm Hà Khẩu (Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc) và các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Lầu, Nậm Chảy gặp gỡ, trao đổi tại vạch phân định đường biên giới Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tháng 8-2019. Ảnh: TRUNG DŨNG 

Tiếp tục hành trình đi theo “điểm sáng”

Theo Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó chủ nhiệm Chính trị BĐBP, dấu ấn rõ nét nhất mà các chương trình Giao lưu HNQPBG để lại chính là sức lan tỏa tích cực, ảnh hưởng sâu rộng trong và ngoài nước, nhất là với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân hai bên biên giới, góp phần củng cố lòng tin cho nhân dân; giúp truyền tải thông điệp về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc.

Đại tá Phan Đào, nguyên Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, Giao lưu HNQPBG Việt-Trung đã trở thành một trong những cơ chế hợp tác quan trọng của quan hệ HTQP giữa hai nước. Trong khuôn khổ cơ chế này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước gặp nhau định kỳ, trao đổi sâu sắc về hợp tác biên phòng và những vấn đề quan trọng cùng quan tâm, qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, góp phần tích cực cho sự phát triển của HTQP song phương. Hai bên đều nhất trí cho rằng, Giao lưu HNQPBG Việt-Trung đã trở thành một trong những điểm sáng của HTQP giữa hai nước.

Qua thực tiễn cho thấy, sau các chương trình Giao lưu HNQPBG, BĐBP Việt Nam và lực lượng bảo vệ biên giới các nước đã triển khai nhiều mô hình hợp tác hiệu quả hơn, thực chất và đi vào chiều sâu; tạo tiền đề để mở rộng các chương trình giao lưu lên tầm cao mới với sự tham gia của lực lượng bảo vệ biên giới các nước ASEAN trong tương lai.

Tiếp tục triển khai chương trình Giao lưu HNQPBG là nội dung quan trọng được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc mà hai bên đưa ra trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2022. Điều đó cho thấy lãnh đạo cấp cao hai nước đánh giá cao và dành sự quan tâm lớn đối với Giao lưu HNQPBG Việt-Trung, đồng thời chứng minh cho ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả mà chương trình này đem lại.

Sau mỗi chương trình giao lưu lại có thêm những công trình hữu nghị, thêm những hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Đó cũng chính là dấu ấn, động lực để tiếp tục chặng đường xây dựng biên giới Việt-Trung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

NGỌC THƯ - ANH VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.