• Click để copy

Một phụ nữ sống sót sau 500 ngày dưới hang sâu 70m một mình

Các nhà khoa học chia sẻ niềm vui vỡ òa sau khi một nữ vận động viên leo núi người Tây Ban Nha xuất hiện trở lại sau 500 ngày sống một mình ở độ sâu 70m trong hang động ở ngoại ô thành phố Granada mà không có liên hệ với thế giới bên ngoài.

Đây là một thí nghiệm khoa học nhằm cung cấp thêm hiểu biết về năng lực của tâm trí và nhịp sinh học của con người.

Bà Beatriz Flamini, 50 tuổi, là một VĐV leo núi kỳ cựu. Bà bắt đầu thực hiện thử thách vào ngày 20-11-2021. Sau 2 lần tổ chức sinh nhật một mình dưới lòng đất, bà đã phá vỡ kỷ lục thế giới và trở thành người sống trong hang lâu nhất. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy bà Flamini xuất hiện với đôi kính râm, nụ cười rạng rỡ và ôm chầm đội ngũ hỗ trợ khi họ gặp mặt.

 Bà Beatriz Flamini (giữa) lên mặt đất sau 500 ngày sống một mình ở độ sâu 70m trong hang động ở ngoại ô thành phố Granada, Tây Ban Nha, ngày 14-4-2023. Ảnh: AFP/TTXVN

 Bà Beatriz Flamini (giữa) lên mặt đất sau 500 ngày sống một mình ở độ sâu 70m trong hang động ở ngoại ô thành phố Granada, Tây Ban Nha, ngày 14-4-2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu sau khi lên mặt đất, bà Flamini cho biết bà đã có một trải nghiệm tuyệt vời chưa từng có. Chia sẻ về quãng thời gian sống dưới hang sâu, bà cho hay: "Tôi đã không nói chuyện với bất kỳ ai ngoài bản thân mình trong suốt một năm rưỡi".

Cũng theo nữ VĐV này, để rèn luyện sức khỏe và "giết thời gian", đa số thời gian bà dành để tập thể dục, đọc sách, vẽ tranh và đan mũ len. Trong thời gian này, bà đọc được 60 cuốn sách và uống 1.000 lít nước. Bà đã mang theo 2 máy ảnh GoPro để ghi lại quãng thời gian đáng nhớ này.

Trong đoạn phim do dự án Timecave cung cấp, trong thời gian ở trong hang, bà  Flamini cho biết: "Hang động là nơi khá an toàn, nhưng không dành cho con người bởi khi bạn không nhìn thấy ánh sáng ban ngày, bạn không biết thời gian trôi qua như thế nào và do đó não bộ không được kích thích". Bà cho hay thời gian dường như ngừng trôi bên dưới lòng đất.

Khi thực hiện nghiên cứu đầy thử thách này, bà Flamini được theo dõi và hỗ trợ tối đa của các nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu và các huấn luyện viên thể chất, dù họ không có sự liên lạc. Những dữ liệu thu được hiện đang được các nhà khoa học tại các trường Đại học Granada và Almeria và một phòng khám có trụ sở tại Madrid phân tích.

Họ đang nghiên cứu tác động của tình trạng cô lập xã hội và tình trạng mất phương hướng tạm thời cực độ đối với nhận thức của con người về thời gian, những thay đổi có thể xảy ra về tâm lý thần kinh và nhận thức mà con người trải qua dưới lòng đất cũng như tác động đối với nhịp sinh học và giấc ngủ.

Trước đó, Sách kỷ lục thế giới Guinness xác nhận 33 thợ mỏ ở Chile đã trải qua "thời gian sống sót lâu nhất do bị mắc kẹt dưới lòng đất" với 69 ngày ở độ sâu 688m sau vụ sập mỏ ở San José vào năm 2010. Hiện người phát ngôn của Guinness chưa thể xác nhận ngay liệu có một kỷ lục riêng về thời gian tự nguyện sống trong hang hay không và liệu bà Flamini có phá kỷ lục đó hay không.

 TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.