• Click để copy

Mỹ đang thách thức lằn ranh đỏ của Nga?

Ngày 17-11, trước thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ quy định hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã nêu rõ quan điểm của Moscow trong vấn đề này.

Theo bà Zakharova, vào tháng 9 năm nay, Tổng thống Putin đã nói rằng nếu các nước phương Tây đồng ý cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do các nước này viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, điều này đồng nghĩa Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo đó, Nga sẽ buộc phải tiến hành điều mà Tổng thống Putin gọi là "những quyết định tương xứng" để ứng phó với những mối đe dọa mới.

Mỹ đang thách thức lằn ranh đỏ của Nga?
Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên phải) bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Paris, Pháp, ngày 7-6-2024. Ảnh: AP 

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky cảnh báo việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tấn công vào lãnh thổ Nga, nếu được xác nhận, đồng nghĩa với việc Washington tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine và do đó sẽ dẫn đến phản ứng cứng rắn nhất từ phía Moscow. 

Trước đó, hàng loạt hãng truyền thông phương Tây đã đưa tin Tổng thống Biden “bật đèn xanh” cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Washington cung cấp để tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Quyết định này đồng nghĩa với sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ đối với xung đột Nga-Ukraine.

Theo ABC News, quyết định được chính quyền Tổng thống Biden đưa ra trong bối cảnh còn khoảng hai tháng nữa là ông Biden rời nhiệm sở. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa lên tiếng bình luận nhưng cũng không phủ nhận thông tin truyền thông Mỹ đăng tải. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng Mỹ đang thách thức lằn ranh đỏ của Nga?

The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, ATACMS có khả năng sẽ được Ukraine sử dụng trước tiên để chặn đà cuộc phản công quy mô lớn của Nga nhằm bảo vệ lực lượng của Kiev tại tỉnh Kursk, phía Tây nước Nga. Tên lửa ATACMS, do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất, là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa 305km với đầu đạn chứa khoảng 170kg thuốc nổ. Quyết định về việc có nên trang bị ATACMS cho Ukraine hay không đã trở thành một chủ đề nhạy cảm kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2-2022. Kiev từng nhiều lần đề nghị Mỹ và các đồng minh, đối tác phương Tây dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với nước này trong việc sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, phương Tây ban đầu tỏ ra khá dè dặt với yêu cầu này. Mỹ lo ngại nếu Ukraine sử dụng tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, Moscow có thể đáp trả bằng cách leo thang cuộc xung đột.

Nhưng có vẻ gió đã đảo chiều sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầu tháng này. Ông Trump từng nhiều lần tuyên bố sẽ sớm chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine ngay khi lên cầm quyền. Do vậy, giới phân tích cho rằng, trong khoảng thời gian trước khi chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ đổi chủ, chính quyền Tổng thống Biden buộc phải có hành động để củng cố di sản trước khi rời nhiệm sở. “Tôi nghĩ ông Biden và các cố vấn đang cố gắng làm những gì có thể khi vẫn còn đang nắm quyền ở Nhà Trắng, trước khi chuyển giao quyền lực cho ông Donald Trump vào tháng 1-2025”, George Barros, nhà phân tích hàng đầu về Nga và Ukraine tại Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW), cho hay. Chuyên gia này cho rằng các chính sách của ông Biden đối với Ukraine sẽ trở thành một phần di sản sau khi ông rời Nhà Trắng và động thái này là một phần trong quyết định củng cố di sản đó. Dù rằng tác động của nó sẽ không thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc xung đột, nhưng các quan chức Mỹ kỳ vọng động thái này có thể làm suy yếu chiến dịch tấn công của Nga.

Sau khi thông tin về việc Chính quyền Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa lan rộng, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các bên tránh những bước đi làm leo thang xung đột tại Ukraine. “Lập trường của Liên hợp quốc rất rõ ràng. Đó là cần tránh leo thang xung đột tại Ukraine. Chúng ta muốn có hòa bình, nhưng đó là nền hòa bình dựa trên công lý, phù hợp với các nghị quyết của Đại hội đồng, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, ông Guterres nhấn mạnh.

BẢO CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Lạp Xưởng Yên Bái: Vị ngon khó cưỡng và bí quyết thưởng thức trọn vẹn
Lạp Xưởng Yên Bái: Vị ngon khó cưỡng và bí quyết thưởng thức trọn vẹn

Khi tiết trời Tây Bắc bắt đầu se lạnh, một mùi hương đặc trưng, quyến rũ lan tỏa từ những căn bếp ám khói, báo hiệu mùa làm lạp xưởng đã đến. Lạp xưởng Yên Bái không chỉ là một món ăn, mà nó còn là một phần hồn của ẩm thực truyền thống, được bao thế hệ bà con dân tộc Tày, Mường, Dao gìn giữ như báu vật. Được công nhận là sản phẩm OCOP, lạp xưởng Yên Bái giờ đây mang trên mình sứ mệnh lan tỏa hương vị độc đáo này, không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới. Để thực sự cảm nhận được tinh hoa của món ăn này, cần phải biết cách thưởng thức nó một cách đúng điệu nhất.

Trung tướng Phạm Trường Sơn tri ân, tặng quà đối tượng chính sách tại tỉnh Quảng Trị
Trung tướng Phạm Trường Sơn tri ân, tặng quà đối tượng chính sách tại tỉnh Quảng Trị

Ngày 15-7, tiếp tục chương trình hoạt động chính sách của đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn; Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

Sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 192/2025/QH15 và Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính (Cục Hải quan) đã tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực hải quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan (thực hiện từ 1/7/2025) những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 8%.

Vụ Thuận An: Kịch bản trúng thầu hơn 577 tỷ đồng tại Tuyên Quang
Vụ Thuận An: Kịch bản trúng thầu hơn 577 tỷ đồng tại Tuyên Quang

Tại cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 29 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) mới đây, tỉnh Tuyên Quang (cũ) được nhắc đến với kịch bản dàn dựng để Tập đoàn Thuận An trúng thầu 577 tỷ đồng, trong đó có sự tiếp tay tích cực của nhóm bị can nguyên là lãnh đạo Ban Quản lý dự án tỉnh Tuyên Quang (cũ).

Công an TP Cần Thơ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm
Công an TP Cần Thơ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm

Sáng 15-7, Thiếu tướng Huỳnh Việt Hòa, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì Lễ ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn, tinh thần chiến đấu và đổi mới mạnh mẽ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn, tinh thần chiến đấu và đổi mới mạnh mẽ

Sáng 15-7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.