Mỹ hướng tới xây dựng kho dự trữ đất hiếm chiến lược
Thời gian qua, thế giới chứng kiến nhiều cuộc xung đột phức tạp, trong đó, Mỹ là bên cung cấp số lượng lớn đạn pháo, trang thiết bị quân sự trong các cuộc xung đột ở Ukraine, Gaza và trước đó là Afghanistan, Syria, Iraq... Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz mới đây thừa nhận: Kho dự trữ vũ khí của Mỹ đang ngày càng cạn kiệt.
Theo Defense News, điểm mấu chốt của tình trạng này là do Mỹ đang thiếu hụt nguồn khoáng sản quan trọng là đất hiếm, một thành phần thiết yếu trong sản xuất đạn dược, tên lửa dẫn đường. Đơn cử, một số nguyên tố đất hiếm có độ ổn định nhiệt độ cần thiết trong sản xuất tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder, tên lửa chống tăng Javelin-loại tên lửa từng làm mưa làm gió trong thời kỳ đầu của cuộc xung đột ở Ukraine; đất hiếm có trong ngòi nổ đạn pháo 155mm trong gói viện trợ quân sự của Mỹ gửi cho Ukraine và Israel...
Đất hiếm là một nhóm hợp chất gồm 17 nguyên tố hóa học, trong đó có nhiều kim loại nặng. Chúng không hề khan hiếm mà có rất nhiều trong lớp vỏ trái đất. Tuy nhiên, việc khai thác, sản xuất, tinh chế loại khoáng sản này khá phức tạp và tốn kém, là một quá trình đòi hỏi phải sử dụng nhiều hóa chất, do đó thải một lượng lớn chất thải độc hại ra môi trường, làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm, khiến nhiều quốc gia phải e ngại.
![]() |
Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho (Mỹ). Ảnh: Idaho National Laboratory |
Báo cáo của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ ước tính, có khoảng 110 triệu tấn đất hiếm trên toàn thế giới, trong đó Trung Quốc sở hữu 44 triệu tấn, 22 triệu tấn ở Brazil, 21 triệu tấn ở Việt Nam, Nga có 10 triệu tấn và Ấn Độ có 7 triệu tấn. Còn New York Post ước tính, Ukraine sở hữu một số mỏ đất hiếm và khoáng sản quan trọng lớn nhất châu Âu trị giá khoảng 14,8 nghìn tỷ USD. Điều đó góp phần lý giải tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề xuất Ukraine ký thỏa thuận đồng ý để Mỹ khai thác một phần nguồn khoáng sản quan trọng này nhằm “bù đắp khoản viện trợ 500 tỷ USD mà Mỹ gửi cho Kiev kể từ đầu cuộc xung đột”.
Trước thập niên 1980, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới trong thị trường đất hiếm. Sau này, việc siết chặt các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, chi phí lao động cao đã khiến hoạt động sản xuất đất hiếm chuyển phần lớn ra khỏi nước Mỹ. Thập niên 2000, Trung Quốc áp dụng một cách tiếp cận chiến lược định hình lại động lực thị trường và từng bước soán ngôi Mỹ, trở thành nhà sản xuất và cung cấp đất hiếm lớn nhất toàn cầu. Sự chi phối của Trung Quốc khiến giới chuyên gia quân sự Mỹ lo ngại trong chiến tranh thương mại, việc Bắc Kinh chặn xuất khẩu đất hiếm có thể làm tê liệt hoạt động sản xuất vũ khí, đạn dược của Washington.
Dưới thời chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden, lo ngại về vấn đề môi trường, Washington tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế quyền tiếp cận các vùng đất giàu khoáng sản trong nước, cản trở các dự án tiềm năng trong giai đoạn đầu, thu hồi các hợp đồng thuê hiện có và đề xuất thêm các rào cản đối với hoạt động khai thác đất hiếm, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn khoáng sản quan trọng này tại chính nước Mỹ.
Các đồng minh của Mỹ như Australia và Canada nhiều năm nay đã đầu tư hàng tỷ USD vào khai thác đất hiếm. Với Washington, việc cần kíp lúc này là xây dựng một chiến lược quốc gia nhằm bảo đảm nguồn cung đất hiếm ổn định, trong bối cảnh sản xuất và thương mại khoáng sản đất hiếm đang đặt ra các thách thức về ngoại giao và kinh tế. Thúc đẩy đầu tư vào công nghệ khai thác, sản xuất trong nước trên cơ sở bảo đảm các vấn đề về môi trường; tích cực thiết lập quan hệ với các đối tác quốc tế nhằm đa dạng hóa nguồn cung là hai trong số các biện pháp hàng đầu đang được Mỹ chú trọng. New York Post dẫn lời Giám đốc điều hành tập đoàn khai thác khoáng sản đất hiếm của Mỹ (US Critical Materials) Ed Cowle cho biết, đơn vị này đã phối hợp với Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho thực hiện thành công các kỹ thuật và công nghệ tinh chế khoáng sản đất hiếm, giúp giảm tối đa tác động của nó đối với môi trường, hướng tới mục tiêu xây dựng kho dự trữ chiến lược vật liệu đất hiếm cho nước Mỹ.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Hà Nội: Điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông tại tuyến đường 8 làn xe
Việc điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông giúp chấm dứt tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường 8 làn xe Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Triệt phá thành công chuyên án lợi dụng mê tín dị đoan chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng
Ngày 24-2, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Đắk Lắk), đơn vị vừa triệt xóa thành công chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chiêu trò “mê tín dị đoan” để chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng.
Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận
Ngày 24-2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định thành lập 15 đảng bộ thuộc Đảng ủy Chính phủ
Sáng 24-2, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Đảng ủy Chính phủ về việc thành lập 15 đảng bộ các bộ, cơ quan trực thuộc Đảng ủy Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Ngành Y tế cần đổi mới mạnh mẽ để bảo đảm mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 / 27-2-2025), sáng 24-2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Sáng 24-2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (Ban chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 Ban chỉ đạo.