• Click để copy

Mỹ thừa nhận sai sót trong chiến dịch sơ tán công dân khỏi Afghanistan

Trong một báo cáo mới được công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận chiến dịch sơ tán công dân khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan hồi năm 2021 có nhiều sai sót.

AFP cho biết, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, vốn được hoàn tất vào cuối tháng 8-2021, đã gây sốc cho người dân Mỹ và các đồng minh của Washington khi lực lượng Taliban nhanh chóng đánh bại các lực lượng của chính quyền Kabul do phương Tây hậu thuẫn chỉ trong vòng vài tuần, buộc các binh lính Mỹ phải thực hiện một chiến dịch không vận lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ để sơ tán hơn 120.000 công dân của Mỹ, của các đồng minh và người dân Afghanistan ra khỏi quốc gia Tây Nam Á chỉ trong vòng vài ngày.

Reuters ngày 1-7 cho biết, trong báo cáo mang tên "Kiểm điểm sau hành động về Afghanistan", Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá quyết định của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump và chính quyền đương nhiệm Joe Biden về kết thúc sứ mệnh quân sự tại Afghanistan "có tác động nghiêm trọng đối với chính phủ và an ninh Afghanistan lúc bấy giờ". Tờ USA Today dẫn báo cáo nhấn mạnh cả chính quyền tiền nhiệm và đương nhiệm của Mỹ đều không chuẩn bị đầy đủ cho "những kịch bản xấu nhất" trước khi rút quân khỏi Afghanistan vào mùa hè năm 2021.

  Dòng người xếp hàng chờ lên máy bay trong chiến dịch sơ tán của Mỹ tại sân bay quốc tế Kabul, tháng 8-2021. Ảnh: The Guardian
 

Dòng người xếp hàng chờ lên máy bay trong chiến dịch sơ tán của Mỹ tại sân bay quốc tế Kabul, tháng 8-2021. Ảnh: The Guardian

Dòng người xếp hàng chờ lên máy bay trong chiến dịch sơ tán của Mỹ tại sân bay quốc tế Kabul, tháng 8-2021. Ảnh: AP   

Dòng người xếp hàng chờ lên máy bay trong chiến dịch sơ tán của Mỹ tại sân bay quốc tế Kabul, tháng 8-2021. Ảnh: AP 

Theo AFP, báo cáo chỉ ra sự tương phản rõ nét trong cách thức làm việc của chính quyền tiền nhiệm và đương nhiệm của Mỹ. Theo đó, trong khi chính quyền tiền nhiệm "thiếu tương đối" việc lập kế hoạch thì chính quyền đương nhiệm lại lập kế hoạch "quá sát nút" nên bị động trước diễn biến tình hình tại Afghanistan. "Việc chuẩn bị và lên kế hoạch ứng phó khủng hoảng phần nào bị ảnh hưởng bởi những quan ngại liên quan tới một số dấu hiệu, nhất là dấu hiệu thể hiện Mỹ đã mất niềm tin vào Chính phủ Afghanistan", báo cáo nêu rõ.

Mặc dù đánh giá cao kết quả sơ tán hơn 120.000 người khỏi Afghanistan, trong đó có 6.000 người Mỹ, báo cáo cho biết chiến dịch sơ tán đã vấp phải "thách thức lớn" khi các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Biden "không đưa ra các quyết định rõ ràng kịp thời" về việc cần hỗ trợ những công dân Afghanistan nào. "Các chỉ đạo và thông điệp liên tục thay đổi về nhóm người nào đủ điều kiện để sơ tán và cách thức xử lý tình hình của Đại sứ quán Mỹ đã không cân nhắc tới những diễn biến quan trọng trên thực địa, khiến hỗn loạn tăng thêm", báo cáo nhấn mạnh.

AFP cho biết, chính Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao thực hiện báo cáo. Báo cáo này đã được hoàn thành cách đây hơn một năm nhưng đến nay mới được công bố. Báo cáo được thực hiện dựa trên hơn 150 cuộc phỏng vấn với các quan chức và cựu quan chức Mỹ. Báo cáo cũng khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ "tách việc lập kế hoạch dự phòng và việc chuẩn bị ứng phó các tình huống khẩn cấp khỏi các quan ngại chính trị"; thường xuyên lập các kế hoạch sơ tán và cố gắng giảm thiểu tác động nếu thông tin về công tác chuẩn bị này bị rò rỉ. "Những bài học được rút ra đã giúp định hướng cách phản ứng của chúng ta tại Ukraine, Sudan và những nơi khác", Ngoại trưởng Blinken bày tỏ quan điểm liên quan tới báo cáo.

Phản hồi về báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã lên tiếng bảo vệ quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Biden. "Tổng thống đã buộc phải đưa ra quyết định. Mỹ đã đổ hàng tỷ USD vào một cuộc chiến không có hồi kết. Tổng thống muốn chấm dứt chuyện đó", Reuters dẫn lời bà Jean-Pierre. Trong khi đó, ông Steven Cheung, một phát ngôn viên của cựu Tổng thống Trump cáo buộc Tổng thống Biden là "người duy nhất chịu trách nhiệm cho quá trình rút quân thảm hại khỏi Afghanistan".

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.