Nét nổi bật của văn hóa Lào
Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời và không ngừng phát triển theo thời gian, rất phong phú, đa dạng. Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á, song, văn hóa Lào vẫn có những nét riêng.
Lào là xứ sở của lễ hội, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào chia làm hai phần: Phần lễ và phần hội. Mỗi năm Lào có 4 Tết: Tết dương lịch (ngày đầu năm mới dương lịch); Tết Nguyên đán (như tết âm lịch của Việt Nam); Tết Bunpimay (Tết cổ truyền Lào, diễn ra từ ngày 13 đến 16-4 của mỗi năm) và Tết H'mong (diễn ra trong vòng 1 tuần, từ cuối tháng 12 năm trước tới đầu tháng 1 năm sau).
Bun Khao PhanSa (mùa chay) là dịp tất cả mọi người từ nông thôn tới thành thị đều mang lễ vật lên chùa với mục đích cầu may mắn và bình yên cho cả năm. Ảnh: Internet |
Ngoài ra còn có các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm; Bun VisakhaBuya (Phật đản) vào tháng 4 dương lịch; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5 âm lịch hằng năm; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7 dương lịch; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9 dương lịch hằng năm; Bun Xuanghua (đua thuyền) diễn ra vào tháng 10 dương lịch. Tất cả các lễ hội này đều không có ngày cố định mà tùy theo từng vùng, từng địa phương, người đứng đầu sẽ chọn ngày để tổ chức.
That Luang Vieng Chan là chốn tâm linh của người Lào, có tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo. Ảnh: Internet |
Lào được mệnh danh là “Xứ sở Phật giáo” với 1.400 ngôi chùa, nổi tiếng như: Pha That Luang, Wat Si Muang, Wat Sisaket... Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó người dân Lào, cũng là nơi gắn kết các bộ tộc Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Lào. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ cũng thể hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào.
Hoa Chăm Pa - quốc hoa của Lào. Ảnh: Internet |
Hoa Chăm Pa (tiếng Việt gọi là hoa đại), là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người Lào. Hương sắc của hoa Chăm Pa phản ánh rõ tính cách, tâm hồn của người Lào, với những con người có vẻ đẹp giản dị, chan hòa, chất phác và thật thà. Người dân Lào thường trồng hoa Chăm Pa để tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh bình, yên ả của đất nước.
Phaylin Buon Yang (học viên lớp Báo chí quân sự Lào - Khóa 1)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.