Nga xem xét lại tiềm lực hạt nhân của NATO
Nga cần xem xét lại tiềm lực hạt nhân không chỉ của riêng Mỹ mà của tất cả các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh như vậy trong Chương trình “Moscow. Kremlin. Putin” trên kênh truyền hình Rossiya-1 TV ngày 26-2.
TASS dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc phương Tây chỉ có một mục tiêu duy nhất là loại bỏ Nga. Theo nhà lãnh đạo Nga, phương Tây chỉ có thể kết nạp Moscow vào cái gọi là “gia đình của các dân tộc văn minh” thông qua âm mưu chia cắt đất nước này thành nhiều phần riêng biệt. Sputnik cho biết, Tổng thống Putin cảnh báo rằng một khi phương Tây thực hiện kế hoạch chia cắt đất nước Nga-kế hoạch vốn "đã được viết trên giấy", số phận của người dân Nga có thể "thay đổi sâu sắc". "Họ chỉ có một mục đích: Loại bỏ Liên Xô cùng nền tảng của khối là Liên bang Nga. Trong tình hình hiện nay, tất cả quốc gia chủ chốt trong NATO đều tuyên bố mục tiêu then chốt của họ là khiến chúng ta chịu thất bại chiến lược và người dân chịu đau khổ. Làm sao chúng ta không thể xem xét lại tiềm lực hạt nhân của họ trong bối cảnh như vậy?", nhà lãnh đạo Nga đặt vấn đề.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga buộc phải xem xét lại tiềm lực hạt nhân của NATO. Ảnh: TASS |
Theo Sputnik, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga buộc phải xem xét lại tiềm lực hạt nhân của NATO là bởi vì NATO đã chứng tỏ là một liên minh quân sự chứ không phải một khối chính trị. Tổng thống Putin khẳng định từng có thời điểm Nga không xem xét vấn đề này vừa là vì "tình trạng hòa hoãn", vừa là vì NATO tuyên bố "họ gần như là một tổ chức phi quân sự". "Họ tuyên bố NATO là một tổ chức chính trị thay vì một khối quân sự. Nhưng chúng ta nhận thức được những gì đang diễn ra. Do đó, chúng ta buộc phải quay trở lại thảo luận vấn đề này", Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Putin tuyên bố Nga tạm dừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) với Mỹ trong thông điệp liên bang mới đây. New START được ký kết năm 2010 nhằm hạn chế kho vũ khí của hai nước ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân, là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Trả lời phỏng vấn ngày 26-2, Tổng thống Putin nêu rõ cách Mỹ diễn giải về việc Nga tạm dừng tham gia Hiệp ước New START không quan trọng, nhấn mạnh "tùy họ hiểu hay không hiểu". Điều quan trọng là Nga biết mình cần phải làm gì. "Chúng ta cần phải bảo vệ đất nước, bảo đảm an ninh và sự ổn định chiến lược", Tổng thống Putin khẳng định. Cũng liên quan tới New START, Tổng thống Putin tuyên bố Nga không phản đối NATO tham gia thảo luận về hiệp ước mặc dù NATO không phải là một bên tham gia chính thức.
TASS dẫn lời Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga ý thức được rằng kể từ sau khi Liên Xô tan rã, trật tự thế giới đã thay đổi với sự xuất hiện của các trung tâm quyền lực mới. Theo ông chủ Điện Kremlin, Nga không bao giờ phản đối những sự thay đổi như vậy, kể cả ý tưởng cải tổ Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Nga phản đối việc xây dựng một trật tự thế giới mới chỉ vì lợi ích của một quốc gia "mà trong trường hợp này là nước Mỹ". "Cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới đa cực-nơi mà lợi ích của tất cả mọi người đều được tôn trọng-sẽ chiếm ưu thế. Tôi không có nghi ngờ gì về điều đó", Sputnik dẫn lời nhà lãnh đạo Nga.
Theo TASS, trong Chương trình “Moscow. Kremlin. Putin”, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh khi người dân Nga đoàn kết thì không ai có thể đánh bại. Tổng thống Putin khẳng định sự đoàn kết chính là "nền tảng căn bản" cho tất cả mọi thành tựu mà nước Nga đã đạt được.
VŨ HOÀNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.