• Click để copy

Ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị bệnh máu

Ngày 24-11, tại Hà Nội, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam, các Trung tâm Huyết học-Truyền máu trong cả nước tổ chức Hội nghị Huyết học-Truyền máu toàn quốc năm 2022. Đây là Hội nghị khoa học lớn nhất của ngành Huyết học-Truyền máu được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.

Ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị bệnh máu
 
Ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị bệnh máu

Đông đảo các chuyên gia quốc tế và trong nước tham dự hội nghị

Tham dự hội nghị có các đồng chí: PGS, TS, thầy thuốc nhân dân Lương Ngọc Khuê, Phó chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế); GS, AHLĐ Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương; TS, BS Bạch Quốc Khánh, Bí thư Đảng ủy, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Trưởng ban tổ chức hội nghị; PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và gần 1.500 đại biểu là các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Bỉ, Singapore và đông đảo các nhà khoa học trong nước.

Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ của y học thế giới và đạt được nhiều bước tiến. Bên cạnh 3 phiên toàn thể của chuyên gia quốc tế và nhà khoa học trong nước sẽ có 9 phiên báo cáo theo các chuyên đề: Huyết học lâm sàng, Cận lâm sàng, Truyền máu, Tế bào gốc, Đông máu, Thalassemia, Miễn dịch - Di truyền - Sinh học phân tử…  Đáng chú ý, tại hội nghị, các chuyên gia quốc tế và các đại biểu sẽ được cập nhật những thành tựu, tiến bộ trong lĩnh vực ghép tế bào gốc, tế bào gốc trung mô - ứng dụng lâm sàng, liệu pháp tế bào trị liệu…

Ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị bệnh máu

  PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, hội nghị là dịp để các nhà khoa học, cán bộ trong toàn ngành được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo những kết quả nghiên cứu khoa học, cập nhật thêm những kỹ thuật mới, tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu và đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời trên toàn quốc. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, ngành Huyết học-Truyền máu đã có những bước tiến rất nhanh, hiện nay chúng đã đã làm được đa phần những kỹ thuật mới nhất mà khu vực và trên thế giới đang thực hiện như: Điều trị nhắm đích bằng các thuốc mới nhất, ghép tế bào gốc tạo máu, truyền máu chất lượng cao cho bệnh nhân, có những chương trình phòng bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mắc các bệnh máu di truyền.

Ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị bệnh máu

PGS, TS, thầy thuốc nhân dân Lương Ngọc Khuê, Phó chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, PGS, TS, thầy thuốc nhân dân Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh: Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, chuyên khoa Huyết học-Truyền máu của Việt Nam đã ngày càng khẳng định được vị thế trong nền y học nước nhà và tiếp tục lớn mạnh hơn nữa cả về lượng và chất. Trong đó có một số lĩnh vực thể hiện được tầm quan trọng cũng như sự phát triển vượt bậc, mang lại giá trị và hiệu quả của công tác điều trị cho người bệnh như: Triển khai thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc, áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiện đại trong điều trị nhắm đích, thực hiện khảo sát dịch tễ về bệnh tan máu bẩm sinh trên toàn quốc, thực hiện tầm soát gen bệnh tiến tới giảm dần số lượng trẻ em sinh ra bị bệnh tại một số địa phương. Đáng chú ý, trong lĩnh vực truyền máu đã đảm bảo được nguồn máu an toàn, chất lượng cho công tác điều trị người bệnh, trong đó Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương là đơn vị đầu ngành của cả nước đã chủ động, tích cực và sáng tạo trong xây dựng nguồn người hiến máu, điều tiết máu và sử dụng máu an toàn trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian tới, ngành Huyết học-Truyền máu sẽ tập trung vào những kỹ thuật mới nhất mà trong khu vực và trên thế giới đang phát triển như: Ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô, điều trị tế bào (như liệu pháp CAR-T cell), điều trị nhắm đích bằng thuốc mới. Những trị liệu như vậy giúp tiên lượng, điều trị bệnh nhân chính xác hơn nhiều so với trước kia, giúp người bệnh cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống và khỏi bệnh trong một số trường hợp.

Trong khuôn khổ Hội nghị lần này cũng diễn ra Đại hội đại biểu Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam nhiệm kỳ VII (2022-2027), Đại hội đại biểu Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam và các sự kiện bên lề như: Triển lãm y khoa chuyên ngành Huyết học-Truyền máu Trung ương giúp các đồng nghiệp cập nhật thành tựu mới nhất về trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc điều trị mới nhất cho người bệnh; hội thảo vệ tinh, báo cáo giới thiệu sản phẩm của đơn vị tài trợ…

Tin, ảnh: THÁI SƠN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.