Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ gián tiếp trong phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
Trong tháng 4-2024, Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý rộng rãi Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Trong đó, đề xuất nếu không nối lưới điện quốc gia thì điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được phát triển không giới hạn công suất; còn nếu nối lưới thì ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng trong khoảng công suất giới hạn là 2.600MW.
Chính sách được xây dựng nhằm khuyến khích việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để giảm áp lực phải tăng nguồn phát để đảm bảo nhu cầu điện của xã hội đặc biệt trong mùa nắng nóng, cũng như huy động được các nguồn lực xã hội tham gia thị trường điện.
Liên quan tới các quy định phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, nhìn chung với các nước Bắc Á cũng như các nước trong khối ASEAN đều có chung xu hướng, khuyến khích hỗ trợ điện mặt trời và điện mặt trời mái nhà, tuy nhiên tuân thủ theo quy hoạch điện, tránh phát triển nóng.
PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội. |
Bên cạnh đó, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng dần điều chỉnh theo hướng giảm dần sự trợ giá khi mua lại điện mặt trời mái nhà dư thừa (Australia), chuyển sang theo điều tiết của thị trường, hỗ trợ thông qua vay ưu đãi, giảm thuế thu nhập để phát triển dự án điện mặt trời mái nhà (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc).
Với nước ta, việc thúc đẩy điện mặt trời mái nhà ở nên theo tình hình thực tế, tránh lặp lại việc đầu cơ trục lợi chính sách dẫn tới tăng trưởng nóng, làm mất cân đối nguồn điện, tạo áp lực tăng giá điện.
Việc đấu nối điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia chỉ nên tạm thời dừng ở việc bổ sung lượng điện thiếu hụt khi điện mặt trời không tự sản xuất ra điện, chứ không nên mua bán trong giai đoạn trước mắt (khoảng 5 năm), để các bên liên quan có thể có sự điều chỉnh.
Dù vậy, PGS Nguyễn Việt Dũng cho rằng, việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu trong các khu công nghiệp nên được khuyến khích theo quy định cụ thể của Nhà nước. Hy vọng rằng, khi Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, cũng như Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, trong đó có quy định về thí điểm thị trường trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028, và các văn bản pháp luật liên quan, sẽ tạo cơ chế và chính sách thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà đúng hướng, bình đẳng về chính sách cho các bên liên quan.
Công nhân điện lực lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Ảnh: Moit.gov.vn |
Để thực hiện đúng mục tiêu khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu một cách thực chất, khả thi trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, PGS Nguyễn Việt Dũng đề xuất, nên bổ sung trong nội dung về sử dụng trao đổi điện mặt trời mái nhà không đấu nối vào lưới tại các khu công nghiệp và các cụm dịch vụ thương mại (nạp xe điện) trong Nghị định. Cùng với đó, nên có khuyến khích ở vùng sâu vùng xa và vùng cần phát triển điện tái tạo để bù nhu cầu khi lưới điện quốc gia chưa tới hoặc khó đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải;
Một giải pháp khác được đề xuất đó là: Có cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà đi kèm theo hệ thống tích trữ năng lượng để tối đa giảm sự phụ thuộc điện lưới…
KHÁNH AN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.