• Click để copy

“Người dân gian” thời hiện đại

Tôi ngày càng nhận rõ điều đó hơn từ thầy tôi, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, một người quê Nghệ An mà hát dân ca quan họ gần như một liền anh.

Nói “gần như” là bởi cái sự sinh trưởng, ở ăn trên đất và nước Bắc Ninh thì không thể ai ở ngoài tỉnh lại thay được các liền anh “chính gốc”. Nhưng chính đó lại là sự hâm mộ đối với một người yêu say quan họ đến lạ lùng, với sự am hiểu, tinh tường sâu thêm theo năm tháng, với bao nhiêu chuyến điền dã, chuyến đi chơi quan họ không thể nhớ được.

Đặc biệt, giọng hát thắm thiết của thầy cùng hai bài quan họ mà thầy sáng tác đã trở thành của chung các liền anh, liền chị, là “Sương giăng bến nước” và “Ăn ở dưới thuyền”.

“Người dân gian” thời hiện đại

      Tác giả và nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hùng Vĩ (bên trái). Ảnh: HOÀNG THI 

Tôi mới được cùng thầy về dự lễ trao lại sắc phong từng bị thất lạc ở thôn Tri Chỉ, xã Tri Trung (Phú Xuyên, Hà Nội) mà các học trò ngành Hán Nôm tốt nghiệp từ lâu vẫn trân trọng mời thầy đi. Trên xe thầy kể, đã viết cho anh em cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị một bài, mượn giai điệu của ca Huế. Cuộc ghi hình ngẫu hứng giữa giọng ca với nhạc công của mấy đoàn khác nhau dự liên hoan dân ca trong Huế cách đây chưa lâu được đưa lên mạng khiến nhiều người lính tóc bạc rơi nước mắt.

Những bài ca lời mới trên giai điệu cổ truyền như thế của thầy đã đi vào đời sống vùng Lệ Thủy, Quảng Bình và rộng hơn thế mấy năm qua. Lo lắng cho hò khoan Lệ Thủy mai một, sau chặng dài góp công cùng quan họ, thầy rong ruổi vào sáng tác cho các câu lạc bộ ca hát.

Ca từ khai thác lời ăn tiếng nói dân gian, nội dung gần gũi đời sống nông thôn, tín ngưỡng dân gian, thật là ứng hợp, như “thoát thai” từ các bài ca cổ, khiến các nghệ nhân, nghệ sĩ mến chuộng và sử dụng phổ biến trong sinh hoạt, tập luyện, dự các kỳ hội diễn huyện, tỉnh... Tôi nghĩ rồi đây, trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ sáng tác cho dân ca để trở thành sản phẩm dân gian trong thời hiện đại thực sự cần được nghiên cứu nhằm đưa ra những gợi mở hay cho bảo tồn, phát huy vốn cổ.

Thầy có kể vui, bạn hữu làm văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An trách yêu, ông về đến Vinh rồi sao không ở lại viết ví, giặm, mà ông đi tuốt vào Quảng Bình. Với tài, tình, tri thức và cái duyên khéo của thầy, thể nào thầy cũng không “bỏ” được quê nhà đâu. Chỉ bởi nhiều cái vui “lôi kéo” thầy quá! Chính là những cái vui của bao nhiêu đề tài nghiên cứu, sáng tạo mà thầy đã giảng dạy ở Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã viết đăng nhiều tạp chí chuyên môn bao năm qua, đã thường xuyên trả lời, chia sẻ cùng báo chí, truyền hình.

Và còn có một nhà thơ Nguyễn Hùng Vĩ với những bài thơ nhiều lứa sinh viên yêu và thuộc, nhiều bạn viết, bạn đồng môn, đồng khóa của thầy là nhà văn, nhà thơ đánh giá cao. Thầy viết: “Ta trót như cá rô rạch nước/ Ngược Đuống về bật bã cầu nghiêng/ Gái góa sông Cầu lòng líu ríu/ Lần chần mới đó đã ra Giêng/.../ Sóng sắp tiền giấy trời vàng vó/ Chín suối xuôi về Lục Đầu Giang/ Ta hèn hóa ác làm em khổ/ Yên Tử đùng đùng mây khói nhang” (Mạn Bắc). Nhiều bài khác của thầy Vĩ cũng hay như thế, chỉ có thầy là còn ngần ngại soạn các bản thảo để in thành tập thôi.

Với nhiều người trong chúng tôi, lứa sinh viên K43 văn học dạo ấy, niềm mê say sáng tác và tình yêu văn hóa dân tộc được góp lửa từ thầy!

Nhà thơ NGUYỄN QUANG HƯNG

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.