Người di cư vật lộn với khủng hoảng nhà ở tại Bồ Đào Nha
Ấp ủ ước mơ về một cuộc sống đầy hứa hẹn, cách đây hai năm, bà Andreia Costa rời Brazil chuyển tới Bồ Đào Nha sinh sống. Chỉ sau vài tháng, người phụ nữ 50 tuổi phải đối mặt với thực tại phũ phàng, khi cuộc khủng hoảng nhà ở tại quốc gia Tây Âu này khiến bà không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà và buộc phải sống tạm bợ trong chiếc lều vải dựng trên bãi đất ở ngoại ô thủ đô Lisbon.
Tại đây, bà Costa gặp những người di cư đồng cảnh ngộ, cùng một số người dân địa phương-những người có thu nhập eo hẹp đang chật vật đối phó với cuộc sống ở một đô thị đắt đỏ, nơi giá thuê nhà đã tăng vọt 94%, giá nhà ở tăng 186% kể từ năm 2015, Reuters cho hay. Trong khi đó, Bồ Đào Nha vẫn thuộc nhóm những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, với mức lương trung bình trả cho người lao động thấp nhất khu vực.
![]() |
Những chiếc lều tạm của người nhập cư ở Carcavelos, thành phố Cascais (Bồ Đào Nha), cách thủ đô Lisbon 12km. Ảnh: Reuters |
Cuộc khủng hoảng nhà ở tại Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ kinh niên, gần đây trở nên trầm trọng hơn do sự xuất hiện của những người nước ngoài giàu có bị thu hút bởi quyền cư trú gắn liền với đầu tư bất động sản và các ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của ngành du lịch dẫn đến sự gia tăng các chuyến nghỉ dưỡng ngắn hạn, gây sức ép căng thẳng hơn lên thị trường nhà ở.
Costa may mắn được nhập cư hợp pháp vào Bồ Đào Nha rồi nhanh chóng tìm được công việc dọn dẹp, với mức lương tối thiểu 760 euro/tháng. Điều đó cũng có nghĩa là chi phí thuê một căn phòng chật hẹp ở mức 400 euro/tháng trở nên quá xa xỉ đối với thu nhập của Costa. “Tôi không thể trả hơn 50% tiền lương cho việc thuê trọ... Giá thuê nhà thực sự bóp nghẹt cuộc sống của chúng tôi”, Costa than thở.
Để có chỗ chui ra chui vào, Costa mua một chiếc lều nhỏ, dựng tạm trên bãi đất ở ngoại ô Lisbon. Mỗi ngày trôi qua lại có thêm nhiều người chuyển đến dựng lều tạm giống Costa, cho tới khi họ bị buộc phải rời đến một địa điểm khác vì bãi đất trên thuộc sở hữu tư nhân. Cuộc sống trong lều tạm rất khó khăn. Hằng ngày, Costa phải đi lấy nước từ vòi sen ở khu bãi tắm gần đó, dùng bếp nấu ăn di động, sử dụng nhà vệ sinh công cộng và đi bộ về căn lều trong bóng tối hoàn toàn sau mỗi ngày làm việc vì không có đèn đường.
Theo Tổ chức Quan sát di cư, người nhập cư đặc biệt dễ bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng nhà ở vì họ thường chỉ tìm được những công việc bấp bênh với mức lương tối thiểu.
Số liệu thống kê cho thấy, số người nhập cư ở Bồ Đào Nha đạt hơn một triệu người vào năm 2023, tăng hơn gấp đôi so với con số 480.000 của năm 2018. Người Brazil là cộng đồng nhập cư lớn nhất, song ngày càng có nhiều người đến từ khu vực Đông Nam Á tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ khách sạn, vận chuyển hoặc giao hàng. Ngay cả trong cộng đồng người nhập cư cũng chia thành hai thái cực: Người giàu và người nghèo, trong đó người giàu gồm giới đầu tư, người về hưu và các chuyên gia có trình độ cao.
Theo Reuters, chuyên gia nghiên cứu nhà ở Simone Tulumello nhận định: “Mô hình phát triển kinh tế của Bồ Đào Nha thời gian qua tập trung vào bất động sản và du lịch, gây ra sự bùng nổ về giá nhà ở làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người”. Còn theo chuyên gia Marina Carreiras, người di cư thường bị phân biệt đối xử khi tiếp cận nhà ở và khó khăn hơn trong tìm kiếm thông tin hỗ trợ.
May mắn thay, bất chấp cuộc sống tạm bợ, Costa vẫn giữ được thái độ sống tích cực, vẫn mơ về một ngày sẽ thực sự “an cư lạc nghiệp” nơi miền đất hứa.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.