• Click để copy

Nguyễn Đình Thi - nghệ sĩ tài năng, hào hoa; nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ

Nguyễn Đình Thi là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, nổi trội ở sự thông tuệ, đa tài, xuất sắc, đặc sắc ở nhiều lĩnh vực cả sáng tạo văn hóa và lãnh đạo văn hóa.

Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20-12-1924, ở Luang Prabang (Lào), nguyên quán là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Năm lên 6 tuổi, ông cùng gia đình về quê hương. Ông say mê văn chương, âm nhạc, mỹ thuật từ nhỏ; học và tìm hiểu triết học khi còn là học sinh trường Bưởi, sau là ban Triết, Trường Đại học Đông Dương. Trong ông vừa có sự đằm sâu văn hóa Việt, vừa tiếp nhận hài hòa văn hóa Pháp. Văn hóa, triết học, mỹ học trong ông là sự kết nối, giao hòa Đông-Tây, kim-cổ. Năm 18 tuổi, ông bắt tay viết các tác phẩm “Triết học nhập môn”, “Triết học Kant”, “Triết học Nietzsche”, “Triết học Einstein”, “Triết học Descartes”, “Siêu hình học”. Ông có một tư duy, một tầm vóc, một sức viết phi thường. Những năm 1940, ông tham gia Tổ Văn hóa cứu quốc, sau đó là Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1945, ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II, III. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông tiếp tục viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Sau năm 1954, ông tham gia công tác quản lý văn học, nghệ thuật. Từ năm 1958 đến 1989, ông làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi để lại cho đất nước thật đồ sộ, phong phú, quý giá. Trong văn học, ông là nhà văn có nhiều tìm tòi, đột phá ở thể loại văn xuôi, nhất là tiểu thuyết. Ông cũng là nhà thơ, nhà biên kịch, người sáng tác âm nhạc có nhiều đổi mới trong tư duy và cách tân nghệ thuật.

Nguyễn Đình Thi - nghệ sĩ tài năng, hào hoa; nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ
Quang cảnh Hội thảo khoa học toàn quốc "Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay" tổ chức ngày 12-12-2024, tại Hà Nội. Ảnh: HUYỀN TRANG 

Các tác phẩm văn xuôi như “Xung kích”, “Thu Đông năm nay”, “Bên bờ sông Lô”, “Vào lửa”, “Mặt trận trên cao”... thực sự là những dẫn chứng tiêu biểu cho quan niệm sáng tác và ý thức công dân của người nghệ sĩ. Đặc biệt, bộ tiểu thuyết hai tập “Vỡ bờ” đã đưa Nguyễn Đình Thi lên vị thế tiên phong của dòng tiểu thuyết sử thi hào hùng và lãng mạn của nền văn học nước ta giai đoạn 1946-1985.

Ở thể loại thơ, những tác phẩm bất hủ của ông như “Đất nước”, “Nhớ”, “Bài thơ Hắc Hải”, “Lá đỏ”... là minh chứng sinh động cho tình yêu thương, sự gắn bó tha thiết với đất nước, con người Việt Nam “vất vả, đau thương tươi thắm vô ngần”, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”... Đó là cá tính sáng tạo mạnh mẽ, bản lĩnh tiên phong, trăn trở tìm tòi hướng đi mới trong thơ Việt Nam hiện đại, nhất là thể thơ tự do. Chính những đổi mới, những tìm tòi thể nghiệm táo bạo này đã khiến thơ ông trở thành đề tài gây sự chú ý, nhất là những cuộc tranh luận có nhiều lúc nảy lửa suốt một thời gian dài.

Về sân khấu, sự xuất hiện bất ngờ của các kịch bản “Con nai đen” (1961), “Hoa và Ngần” (1974), “Giấc mơ” (1977), “Rừng trúc” (1978), “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” (1979), “Người đàn bà hóa đá” (1980), “Tiếng sóng” (1980), “Cái bóng trên tường” (1982), “Trương Chi” (1983), “Hòn cuội” (1986)... Chính những cách tân táo bạo trong hình tượng kịch, sự đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật, triết lý nhân sinh sâu sắc và sự đan cài, hòa quyện nhuần nhuyễn văn hóa Đông-Tây, kim-cổ, truyền thống và hiện đại, kế thừa và tiếp nhận, tiếp biến... được hun đúc từ trái tim, khối óc của một nghệ sĩ tài năng, tâm huyết, chan chứa yêu thương với con người, với cuộc đời, với đất nước, với dân tộc; luôn trăn trở về số phận, niềm vui, nỗi đau và khát vọng tự do, khát vọng sáng tạo nghệ thuật, chấp nhận cả sự ngờ vực, “vượt qua sóng gió” để tồn tại với thời gian của kịch Nguyễn Đình Thi.

Trong lĩnh vực âm nhạc, dù chỉ có 6 ca khúc trong sự nghiệp sáng tác: “Căm hờn”, “Diệt phát xít”, “Du kích quân” (1945), “Người Hà Nội” (1947), “Con voi” (1948), “Đất nước yêu thương” (1977) nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn để lại dấu ấn sáng tạo đậm nét, tâm hồn đẹp đẽ, nhân văn của người nghệ sĩ-chiến sĩ. Ông đã hoàn thành xuất sắc vai trò tạo sự kết nối giữa nghệ thuật với cách mạng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình, cách mạng đang sục sôi. Sinh thời, Nguyễn Đình Thi từng thổ lộ: “Tôi không dám nhận mình là nhạc sĩ”, tuy nhiên, hai tuyệt phẩm ông sáng tác ở lứa tuổi đôi mươi là “Diệt phát xít” và “Người Hà Nội” cũng đủ để tất cả chúng ta tôn vinh ông là một nhạc sĩ lớn, cùng Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, Xuân Oanh... mở đường, dẫn lối cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Một trong những đóng góp quan trọng của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực âm nhạc là việc khai phá và phát triển hai thể loại quan trọng-hành khúc và trường ca.

Nguyễn Đình Thi đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ với những tác phẩm có giá trị nhiều mặt, sống mãi với thời gian. Thành công trong các sáng tác của ông nổi rõ ở tính tư tưởng, tính nhân văn, nghệ thuật đặc sắc, bút pháp phóng khoáng mà nhuần nhị; ở đó, hòa quyện lòng yêu nước với lý tưởng cách mạng, tính dân tộc và tính hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhất là văn hóa Pháp, Nga, châu Âu, khát vọng tự do và bản chất nhân hậu, đằm thắm rất Việt Nam.

Ở trong nước, các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, văn nghệ của nhân dân ta. Một số tác phẩm thơ, văn, kịch, nhạc của ông được giảng dạy trong các trường học, từ phổ thông đến đại học, trong các sinh hoạt văn hóa ở làng quê hay phố thị, được nhiều giới, nhiều người yêu thích.

Hành trình tiếp nhận và lan tỏa di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi còn vượt ra ngoài biên giới, để lại dấu ấn trong lòng người yêu mến văn nghệ ở nước ngoài, nhất là người Việt xa quê. Một số vở kịch của ông như "Nguyễn Trãi ở Đông Quan", "Rừng trúc" không chỉ được trình diễn trong nước mà còn được giới thiệu tại các liên hoan sân khấu quốc tế.

Cùng với sự nghiệp sáng tác văn nghệ, sáng tạo văn hóa, Nguyễn Đình Thi còn là một nhà lãnh đạo văn hóa, văn nghệ tài ba, xuất sắc. Ông tham gia cùng các cơ quan, đơn vị giúp Đảng, Nhà nước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách phát triển văn hóa, văn nghệ kháng chiến, kiến quốc. Những vị trí công tác mà ông từng trải qua, mọi người không chỉ khâm phục tài năng, uy tín về chuyên môn của ông mà còn quý trọng những ý tưởng, góc nhìn từ ông về xây dựng và phát triển nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

Nguyễn Đình Thi đặc biệt coi trọng vai trò của lý luận, phê bình trong việc thẩm định, định hướng, hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật. Nguyễn Đình Thi luôn trăn trở về sứ mệnh của văn hóa, văn nghệ và vai trò, trách nhiệm của văn nghệ sĩ; gợi mở hướng kết nối văn học với chính trị, với thực tiễn xã hội, đề cao vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng cũng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ nguồn cảm hứng và sức mạnh mới". Ông luôn nhấn mạnh: Văn học, nghệ thuật phải song hành cùng chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều lĩnh vực khác của đời sống; văn nghệ sĩ cần bám sát những đổi thay của thời đại, đưa “hơi thở” của thời đại vào trong sáng tác của mình. Nguyễn Đình Thi luôn khuyến khích mọi người tạo môi trường tốt nhất cho sáng tạo văn học, nghệ thuật, tôn trọng yêu cầu dân chủ, nhân văn, đổi mới, thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ trong tác phẩm. Với những bài viết lý luận, phê bình sâu sắc, đằm thắm cùng phong cách lãnh đạo cởi mở, gần gũi, Nguyễn Đình Thi đã trở thành một người bạn, người thầy, người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ văn nghệ sĩ trẻ. Ông luôn khuyến khích các nghệ sĩ trẻ thử nghiệm và đổi mới, không ngại phá vỡ các khuôn mẫu để tìm kiếm những giá trị mới mẻ hơn.

Nguyễn Đình Thi là người có công lao to lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, giúp giới trí thức, văn nghệ sĩ quốc tế hiểu đúng hơn về đất nước, con người Việt Nam, từ đó, có thái độ đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Việt Nam. Ngoài mục tiêu trên, trong vai trò của người lãnh đạo văn nghệ, hơn ai hết, ông hiểu sâu sắc rằng việc học hỏi và giao lưu với các nền văn hóa khác sẽ giúp văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển phong phú hơn, mạnh mẽ hơn, từng bước xác lập vị thế của văn hóa, văn nghệ Việt Nam trên trường quốc tế.

Bằng tài năng và cống hiến xuất sắc của Nguyễn Đình Thi cho nền văn hóa, văn nghệ nước nhà trên cả hai lĩnh vực sáng tác và lãnh đạo, quản lý, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về văn học, nghệ thuật và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trường hợp nhà văn hóa lớn, người nghệ sĩ đầy tài năng Nguyễn Đình Thi là một ví dụ. Di sản của Nguyễn Đình Thi đã trở thành tài sản quý giá, thành biểu tượng cụ thể về danh nhân văn hóa Việt Nam. Do đó, rất cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư đồng bộ và lâu dài, từ công tác bảo tồn, bảo tàng đến tuyên truyền, quảng bá. Sử dụng công nghệ số để số hóa các tác phẩm, tư liệu, hiện vật; xây dựng các nền tảng trực tuyến giới thiệu về Nguyễn Đình Thi, tổ chức các sự kiện trực tuyến giúp lan tỏa giá trị di sản Nguyễn Đình Thi ở trong và ngoài nước.

PGS, TS, nhà văn NGUYỄN THẾ KỶ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Bài liên quan

Tin mới

Long An: Ban hành Kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2025
Long An: Ban hành Kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2025

Ngày 7/1/2025, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số 52/KH-BCĐ về việc đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2025.

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt thân mật đầu năm mới với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội
Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt thân mật đầu năm mới với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội

Sáng 8-1, tại Hà Nội, Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) tổ chức buổi gặp mặt thân mật đầu năm mới 2025. Bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm; bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội; bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tham dự sự kiện.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Dừng thi công thủy điện, giám định nguyên nhân sự cố
Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Dừng thi công thủy điện, giám định nguyên nhân sự cố

Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 5 người chết tại Thủy điện Đăk Mi 1 ở huyện Đăk Glei (Kon Tum), Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thực hiện giám định nguyên nhân sự cố công trình (Văn bản số 77/BXD-GĐ ngày 6-1-2025).

Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học
Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học

Sáng 8-1, Đảng ủy Học viện Chính trị tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ học kỳ II, năm học 2024-2025. Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Bá Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Chính trị chủ trì hội nghị.

Chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 từ năm 2025
Chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới

Ngày 8-1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu thông tin, các đơn vị nghiệp vụ vừa bắt quả tang 5 đối tượng vận chuyển 360kg sâm lậu từ Trung Quốc qua biên giới vào Việt Nam.