• Click để copy

Nhật Bản theo đuổi cách tiếp cận mới đối với ODA

Trong Sách Trắng về hợp tác phát triển do Bộ Ngoại giao Nhật Bản mới công bố, Chính phủ Nhật Bản khẳng định theo đuổi cách tiếp cận mới đối với viện trợ phát triển chính thức (ODA).

Kyodo News ngày 12-3 đưa tin, Sách Trắng nêu rõ, Tokyo cam kết "không ngừng cải thiện" chính sách ODA thông qua việc kết hợp giữa thúc đẩy phương thức chủ động đề xuất ODA với phương thức truyền thống trước đây là cung cấp ODA dựa trên đề nghị của các nước đang phát triển. Sách Trắng khẳng định, Chính phủ Nhật Bản theo đuổi cách tiếp cận mới sau khi Tokyo cập nhật Hiến chương ODA vào tháng 6-2023, đánh dấu lần đầu tiên văn bản này được sửa đổi kể từ năm 2015.

Sách Trắng nhấn mạnh, việc xây dựng một cộng đồng quốc tế hòa bình, ổn định và thịnh vượng "liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia" của Nhật Bản và vai trò của ODA "ngày càng trở nên quan trọng". Ngoại trưởng Kamikawa Yoko tuyên bố, Nhật Bản sẽ sử dụng ODA như là một trong "các công cụ ngoại giao quan trọng nhất" nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

<a title=
Theo Ngoại trưởng Kamikawa Yoko, Nhật Bản sẽ sử dụng ODA như là một trong "các công cụ ngoại giao quan trọng nhất". Ảnh: Reuters 

Kyodo News dẫn thông tin từ Sách Trắng cho biết, trong năm 2022, ODA của Nhật Bản đạt gần 17,5 tỷ USD, giảm 0,8% so với năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do đồng yen yếu so với đồng USD. Trong số 32 thành viên Ủy ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Nhật Bản là quốc gia cung cấp ODA lớn thứ 3, sau Mỹ và Đức. Theo Jiji Press, tổng ODA của Nhật Bản trong năm 2022 chiếm 0,39% tổng thu nhập quốc gia (GNI) của nước này, chưa đạt mục tiêu 0,7% mà Liên hợp quốc đề ra.

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, hiện nay, nhiều quốc gia đang phát triển nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ các quốc gia phát triển cũng như nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) và các doanh nghiệp tư nhân vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Theo định nghĩa của Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD, ODA phải đáp ứng 3 yêu cầu: Một là được chính phủ các quốc gia hoặc các cơ quan chính phủ thực hiện. Hai là mục đích chính phải là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi tại các quốc gia đang phát triển. Ba là có các điều khoản ưu đãi. ODA được chia thành hai nhóm lớn, trong đó viện trợ song phương là viện trợ được thực hiện trực tiếp với các quốc gia đang phát triển, còn viện trợ đa phương là viện trợ được tiến hành thông qua các tổ chức quốc tế.

Về mặt lịch sử, chính sách ODA của Nhật Bản được phát triển trong quá trình các quốc gia trên thế giới đang khôi phục nền kinh tế của họ thời hậu chiến và Tokyo muốn hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Trong quá trình này, Nhật Bản không phải là quốc gia nhận viện trợ mà trở thành nhà cung cấp viện trợ cho các quốc gia châu Á giữa lúc chiến tranh lạnh xảy ra.

Sau khi tham gia Kế hoạch Colombo vào năm 1954-tên gọi đầy đủ là “Kế hoạch Colombo vì sự hợp tác phát triển kinh tế và xã hội ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ra đời vào năm 1950 nhằm hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển tại khu vực, Nhật Bản đã cung cấp ODA nhằm mục tiêu đóng góp cho hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế, từ đó "giúp bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho chính Nhật Bản". Tất cả các hình thức ODA song phương của Nhật Bản do JICA chịu trách nhiệm quản lý, bao gồm: Hợp tác kỹ thuật, vốn vay ODA và viện trợ không hoàn lại. JICA hiện hoạt động tại hơn 150 quốc gia và khu vực với khoảng 100 văn phòng tại nước ngoài.

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Brazil: Thành công trên nhiều phương diện
Chuyến công tác của Thủ tướng tới Brazil: Thành công trên nhiều phương diện

Lần thứ ba trong 3 năm liên tiếp và với hành trình bay hơn 25 giờ để đến nơi cách nhau nửa vòng Trái đất - đất nước của vũ điệu Samba, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn rõ nét và kết quả thực chất.

Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ phát triển thị trường cho các tỉnh sau sáp nhập
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ phát triển thị trường cho các tỉnh sau sáp nhập

Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng theo Chỉ thị 08.

Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc
Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.

Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long
Không thu phí xem pháo hoa đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 9-7, đại diện Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị sẽ dừng việc tổ chức bắn pháo hoa ở mặt bến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, không thu phí phụ thu xem pháo hoa ở các điểm kinh doanh dịch vụ lân cận và du khách tham quan vịnh Hạ Long vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần.

Giá vàng chiều nay (9-7): Lao dốc
Giá vàng chiều nay (9-7): Lao dốc

Giá vàng chiều nay (9-7) "lao dốc" cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn.

6 tháng đầu năm 2025: 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2025: 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2025, có 7 mặt hàng xuất khẩu hơn 8 tỷ USD, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 47,688 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 26,895 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 26,882 tỷ USD; hàng dệt, may đạt 18,669 tỷ USD.