• Click để copy

Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin phòng não mô cầu?

Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể gây biến chứng nặng ngay cả khi được điều trị sớm.

Ở Việt Nam có 3 chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến là A, B, C, tương ứng được sản xuất hai loại vắc xin phòng ngừa là AC và BC. Vậy những đối tượng nào cần tiêm vắc xin phòng não mô cầu?

Vắc xin thế hệ mới phòng não mô cầu, tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn. Viêm màng não mô cầu được xếp là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm. Bệnh nguy hiểm khi gây tử vong nhanh chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên và cứ 2 trong số 10 người mắc bệnh sẽ gặp các di chứng như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ… suốt đời. 

Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin phòng não mô cầu?
Người dân nên tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh não mô cầu. Ảnh: Phong Lan 

Có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh, trong đó có 6 nhóm huyết thanh thường gặp và nguy hiểm nhất (A, B, C, Y, W-135, X). Tại Việt Nam, đã có vắc xin phòng ngừa cho 5 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh não mô cầu xâm lấn nguy hiểm là A, B, C, Y, W-135.

Bệnh não mô cầu xuất hiện quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi, có thể bùng phát thành dịch ở những nơi tập trung đông người như doanh trại, ký túc xá sinh viên, trường học, nhà trẻ, nhà máy, công sở…

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh cho biết, khác với các bệnh mãn tính có thời gian tiến triển dài, viêm màng não mô cầu có thể khởi phát rất đột ngột với các triệu chứng như sốt, xuất hiện ban đỏ hay còn gọi là tử ban sau đó lan ra nhanh chóng, lúc này tính mạng của người bệnh chỉ còn tính bằng giờ. Do đó, viêm màng não còn được gọi là “bệnh tử 24 giờ”, tức người bệnh có thể tử vong trước cả 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, vi khuẩn não mô cầu gây ra hai bệnh thường gặp và nặng nề nhất là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra có thể gây viêm ở các vị trí ngoài màng tim, niệu đạo, phổi, kết mạc, khớp…

Còn theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa đầy đủ 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu nguy cơ cao gây bệnh gồm: Vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero) của Ý, nhóm BC (Mengoc BC) của Cuba và nhóm A, C, Y, W-135 (Menactra) của Mỹ. Hiện, cả 3 loại vắc xin này đều được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các vắc xin thế hệ mới như Bexsero hay Menactra được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa nhiều hơn các chủng vi khuẩn gây bệnh.

Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo nên trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các vắc xin phòng 5 nhóm huyết thanh gây bệnh mà không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm một loại mà bỏ qua một loại khác. Ngoài vắc xin ngừa viêm màng não do não mô cầu, bác sĩ Chính khuyến cáo người dân cần tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh về não khác như vắc xin phế cầu, vắc xin sởi, thủy đậu… tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh hoặc sức khỏe suy yếu, dễ bị vi khuẩn não mô cầu tấn công trong bối cảnh thời tiết phức tạp và nhiều bệnh dịch có nguy cơ bùng phát như hiện nay.

TẠ TUẤN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.