Nỗi khổ thiếu nước của những người trở về nhà ở Gaza
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực từ ngày 19-1 đã giúp một số người dân Gaza có thể trở về ngôi nhà bị phá hủy của họ mà không sợ các cuộc không kích của Israel. Tuy nhiên giờ đây, họ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng.
Nước để uống, nấu ăn và giặt giũ là điều xa xỉ ở Gaza sau nhiều tháng xảy ra cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Một nông dân 50 tuổi, tên là Bassel Rajab, cư dân của thị trấn Beit Lahiya ở phía Bắc Gaza cho biết: “Chúng tôi trở về đây và không tìm thấy máy bơm. Chúng tôi dựng lều để trú ẩn nhưng không có nước. Chúng tôi đang phải chịu đựng”.
![]() |
Người dân ở Gaza phải đi bộ xa để lấy nước sinh hoạt. Ảnh: Reuters |
Ông Rajab nói rằng đôi khi ông đi bộ 16km với hy vọng được tắm ở thành phố Gaza. Về phần mình, ông Mohammed Nassar, 47 tuổi, chủ một siêu thị cho biết ông phải đi bộ vài cây số để lấy đầy xô nước mặc dù ông có vấn đề về sức khỏe và tổn thương sụn. “Chúng tôi nhắm mắt vượt qua nỗi đau vì chúng tôi phải làm vậy”, ông Nassar chia sẻ. Trong khi đó, cậu bé Mohammed Al-Khatib, 12 tuổi, than thở rằng em phải kéo xe đẩy 3-4km để lấy nước. Một số người Palestine đã đào giếng ở những khu vực gần biển hoặc dựa vào nước máy mặn từ tầng chứa nước ngầm duy nhất của Gaza vốn bị ô nhiễm bởi nước thải.
Người Palestine phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng cũng như tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men trong xung đột. Cơ quan quản lý nước Palestine cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng 208 trong số 306 giếng đã ngừng hoạt động trong xung đột và 39 giếng khác ngừng hoạt động một phần. Cơ quan này ước tính sẽ tốn 2,7 tỷ USD để sửa chữa các khu vực cấp nước và vệ sinh. Thị trưởng Beit Lahiya Alaa Al-Attar cho biết, các công ty nhỏ đang cố gắng sửa chữa các giếng nhưng có rất ít thiết bị. “Chúng tôi cũng đang cố gắng xây dựng các giếng mới để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nước ở giai đoạn này”, Thị trưởng Al-Attar nhấn mạnh.
LÂM NGUYỄN
Tin mới
Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE
Tiếp tục đẩy mạnh Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 22-2, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm URE trên vùng biển Tây Nam.
Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3
Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong tháng 2-2025, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải triển khai khởi công dự án.
Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23-2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”
Ngày 22-2, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với sản phụ Q.A.
Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa
Tuy TP Hồ Chí Minh đã vào mùa khô mang khí hậu nóng ẩm đặc trưng, thế nhưng, những cơn mưa trái mùa và những cơn gió lạnh vào các buổi sáng sớm hay tối muộn tại thành phố cũng khiến người dân dè chừng vì đây là những lúc dễ dàng mắc căn bệnh cúm mùa. Để phòng ngừa bệnh, người dân thành phố đã chủ động đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm ngừa cúm mùa.
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) để sớm đưa vaccine tay chân miệng về Việt Nam.