• Click để copy

Nước Mỹ 2023: Cơn đau đầu dễ chịu

Những biến động dồn dập cả về đối nội và đối ngoại của nước Mỹ trong năm 2023 phần nào khắc họa hình ảnh một siêu cường đang cố gắng vượt khỏi những vùng lầy để tìm lại vị thế vốn có của mình.

Bấp chấp những sức ép ngạt thở từ căng thẳng chính trị trong nước, những hệ lụy dai dẳng của đại dịch, tình trạng lạm phát và tác động từ những cuộc xung đột bên ngoài lãnh thổ, kinh tế Mỹ trong năm 2023 vẫn chứng kiến khoảnh khắc được coi là “dễ thở”.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, GDP của Mỹ tăng trưởng 5,2% trong quý III, mức cao nhất kể từ quý IV-2021 và có thể kết thúc năm 2023 ở mức 2,4%. Giá lương thực, năng lượng và hàng hóa tăng chậm lại cũng khiến lạm phát giảm xuống gần tới mục tiêu 2%; thị trường lao động ghi nhận mức tăng trưởng bền vững so với hai năm trước; đầu tư sản xuất tăng đột biến nhờ sự ra đời của các đạo luật mới...

<a title=
 Quảng trường Thời Đại (Times Square). Ảnh: ONE PLANET NATIONS

Những số liệu này là cơ sở để nhiều người Mỹ và các chuyên gia kinh tế hồ hởi đưa ra dự đoán: Dù vẫn đứng trước nguy cơ trồi sụt và khủng hoảng rình rập, nền kinh tế số 1 thế giới từng có lúc như chiếc phi cơ khổng lồ hỏng cánh lái nay đã vượt qua thời khắc nguy hiểm để chuẩn bị cho một cuộc “hạ cánh mềm”.

Nước Mỹ cũng được đánh giá có một năm đối ngoại nhiều dấu ấn với những lần xuất hiện của đương kim Tổng thống Joe Biden và các quan chức hàng đầu của Mỹ ở những sự kiện hút tầm mắt cả thế giới. Đó là cuộc gặp đóng vai trò thu hẹp bất đồng, mở cửa hợp tác của ông Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một điền trang nhỏ ở ngoại ô San Francisco, là chuyến thăm tới Ukraine, là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn tại Trại David, là chuyến thăm lịch sử tới Hà Nội...

Những sự kiện này chứng tỏ, bất chấp những hoài nghi, Mỹ vẫn là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, đối với tình hình địa chính trị, kinh tế, xã hội... và các mối quan hệ trên toàn cầu.

Thế nhưng, vòng xoáy rối ren và đầy kịch tính trên chính trường Mỹ, mà trước hết là sự lục đục trong nội bộ Đảng Cộng hòa, mới là điều khiến báo chí tốn giấy mực nhất. Người ta chắc vẫn chưa thể quên, phải trải qua tới 15 vòng bỏ phiếu cùng vô số cuộc thương lượng bí mật lẫn công khai, Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy mới giành được chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện thay cho bà Nancy Pelosi bên phía Đảng Dân chủ.

Nhưng cũng chỉ cần chưa đầy một năm, ánh hào quang quanh ông McCarthy đã vụt tắt khi tháng 10-2023, ông trở thành Chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị phế truất. Trải qua thêm vài lần bỏ phiếu nữa, cuối cùng thì Hạ viện Mỹ cũng tìm ra chủ tịch mới, song những lần “đập đi xây lại” ấy cho thấy một thực tế, đó là dù chiếm thế đa số ở Hạ viện, nội bộ Đảng Cộng hòa vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề.

Tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” còn được thể hiện rõ nét qua hai cuộc xung đột mà dư luận nói rằng nước Mỹ đang mắc kẹt nghiêm trọng: Nga-Ukraine, Israel-Hamas. Gần đây, phe Cộng hòa liên tục đưa ra những phản đối gay gắt về các khoản bổ sung mà chính quyền của Tổng thống Biden dành cho Ukraine; thăm dò dư luận còn cho thấy, có tới một nửa thành viên Đảng Cộng hòa và những cử tri độc lập cho rằng, Mỹ đang viện trợ quá nhiều cho Ukraine.

Nhiều quan chức chính phủ và các cử tri cũng bày tỏ phản ứng dữ dội với Tổng thống Biden vì ủng hộ Chính phủ Israel trong cuộc xung đột giữa nước này và phong trào Hồi giáo Hamas. Đây cũng là lý do khiến khoản ngân sách hơn 110 tỷ USD dành cho an ninh quốc gia, trong đó có 61 tỷ USD để viện trợ cho Ukraine và Israel, vẫn mắc kẹt ở Quốc hội.

Đó chưa phải là tất cả vấn đề mà cường quốc số 1 đang đối mặt. Tình trạng bạo lực súng đạn vẫn tạo ra những chấn động và nỗi hoang mang cực độ trong đời sống của người dân Mỹ với hơn 480 vụ xả súng trong năm 2023. Cùng với đó, số lượng người vô gia cư tăng đột biến, tình trạng xâm nhập trái phép vào biên giới phía Nam của đất nước, các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc... đang đồng loạt phà hơi nóng vào chiếc ghế quyền lực trong Phòng Bầu dục của Tổng thống Biden.

Vậy là, trải qua bao đời tổng thống, nước Mỹ vẫn chưa thể tìm ra liều thuốc đặc trị cho những cơn đau đầu kinh niên của mình. Nhưng, nếu không như vậy thì chẳng phải là nước Mỹ!

Năm 2024 mới là năm then chốt trên chính trường Mỹ với cuộc bầu cử tổng thống, nhưng ngay từ bây giờ, tiếng súng lệnh của cuộc quyết đấu “voi-lừa” tượng trưng cho cuộc đối đầu giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã vang lên. Năm qua, cựu Tổng thống Donald Trump tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt vụ án dân sự và hình sự liên quan đến sử dụng tài liệu mật từ thời còn điều hành Nhà Trắng, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, vụ bạo loạn tại Đồi Capitol hồi tháng 1-2021.

Trong khi đó, chỉ một ngày trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua quyết định mở cuộc điều tra luận tội đương kim Tổng thống Biden nhằm xem xét liệu ông chủ Nhà Trắng có hưởng lợi bất chính từ các giao dịch kinh doanh của cậu con trai Hunter Biden hay không. Với chính trường Mỹ thì đó là những sự kiện “long trời lở đất”, còn với các nhà phân tích chính trị thì đó thực chất chỉ là chiêu bài mà hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tung ra nhằm tìm kiếm lợi thế cho riêng mình trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nhưng bất luận thế nào thì đó vẫn là đòn chí tử giáng xuống hai nhân vật được xem là sáng giá nhất trong cuộc so kè quyền lực vào năm tới, khiến họ không thể dành toàn tâm toàn trí cho những màn đánh bóng hình ảnh, khuếch trương thanh thế tiền bầu cử.

Cũng giống như bất kỳ vị tổng thống đương nhiệm nào trong lịch sử, ông Biden dĩ nhiên muốn chiều lòng cử tri và tăng độ dày cho bộ sưu tập di sản của mình để phục vụ tham vọng tái cử nhiệm kỳ hai. Nhưng từ mong muốn tới hiện thực là cả một khoảng cách xa vời. Giải quyết “tròn trịa” tất cả vấn đề nói trên trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại của nhiệm kỳ có khác nào “dời non lấp bể”.

Nhìn chung, bức tranh kinh tế đang sáng dần khiến không ít cử tri Mỹ tỏ ra lạc quan rằng, những gì mà đất nước họ vừa trải qua chỉ là “cơn đau đầu dễ chịu” đối với một gã khổng lồ và những thay đổi tích cực sẽ đến sau cuộc bầu cử được dự đoán vô cùng kịch tính vào năm tới.

VŨ HÙNG

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.