• Click để copy

Pháp luật quy định như thế nào về thực hiện giao dịch dân sự đối với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi?

Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi".

Do muốn mời các bạn trong lớp đi vui chơi và xem phim nên cháu P (14 tuổi) đã tự ý bán chiếc xe đạp của mình cho ông M - chủ hiệu sửa xe gần trường học với giá 1,5 triệu đồng. Biết chuyện, bố mẹ P đã tìm gặp ông M đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5 triệu đồng, nhưng ông M không đồng ý vì cho rằng, việc mua bán giữa ông và cháu P là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe.

Đề nghị Tòa soạn cho biết, việc không cho chuộc lại xe của ông M có phù hợp với quy định của pháp luật không? - Lê Nguyên Long (Cao Bằng).

Pháp luật quy định như thế nào về thực hiện giao dịch dân sự đối với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi?
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Ảnh minh họa: chinhphu.vn

Câu hỏi của bạn, Tòa soạn xin trả lời như sau:

Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi".

- Điểm a, Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: "Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập".

- Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu".

- Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ".

- Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá bằng tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định".

Theo quy định pháp luật, trường hợp cháu P mới 14 tuổi nên chỉ xác lập được các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Việc mua bán xe giữa ông M và cháu P là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu P mới 14 tuổi và giao dịch chưa được sự đồng ý của cha mẹ P. Do đó, ông M cần phải trả lại xe đạp cho cháu P và bố mẹ P phải hoàn lại số tiền mà cháu P đã nhận từ ông M.

Theo Bienphong.com.vn

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.