• Click để copy

“Phép màu” tăng trưởng của Ấn Độ

Dữ liệu công bố mới đây cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Đặc biệt ngành sản xuất và xây dựng đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa kinh tế Ấn Độ vượt qua “cơn gió ngược” toàn cầu.

Theo Reuters, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đã tăng trưởng 8,4% trong quý IV-2023, nhanh hơn nhiều so với mức 6,6% mà các chuyên gia kinh tế dự đoán và cao hơn mức 7,6% được ghi nhận trong quý trước đó. Lĩnh vực sản xuất tăng trưởng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng hơn 9%, trong khi tăng trưởng đầu tư vẫn duy trì ở mức trên 10% trong quý thứ hai liên tiếp. Sunil Kumar Sinha, chuyên gia kinh tế tại cơ quan nghiên cứu và xếp hạng tín dụng India Ratings, cho biết: “Đà tăng trưởng liên tục là dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Ấn Độ, bất chấp những cơn gió ngược toàn cầu”.

Ấn Độ đã liên tục tăng trưởng vượt kỳ vọng và được xem là điểm sáng kinh tế toàn cầu. Giám đốc quốc gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Ấn Độ Krishnamurthy Subramanian nhận định, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 8% trong năm nay, qua đó đưa New Delhi trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, có nhiều luồng gió thuận chiều cho thấy giai đoạn tăng trưởng của Ấn Độ có thể kéo dài khá lâu, trong đó đáng nói là những cải cách lớn đưa quốc gia này trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn. Những năm gần đây, Ấn Độ rót tiền mạnh cho cơ sở hạ tầng. Nước này đã chi hàng tỷ USD làm đường bộ, xây cảng, sân bay, đường sắt. Tờ The Wall Street Journal nhận định đầu tư cơ sở hạ tầng có thể là xương sống cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Nước này đang có nhiều cơ hội trước nhu cầu đa dạng chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng xuống cấp và kém hiệu quả đã khiến các nhà đầu tư ngần ngại “đặt chân” tới Ấn Độ. Những kế hoạch tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng do Chính phủ Ấn Độ đầu tư có thể xóa bỏ những lo ngại này.

<a title=
Công nhân làm việc tại Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Mumbai-Ahmedabad của Ấn Độ, tháng 5-2023. Ảnh: Reuters 

Năm vừa qua có thể thấy rõ sự chuyển dịch sản xuất của các ông lớn công nghệ đến với Ấn Độ. Tháng 9 năm ngoái, Foxconn-đối tác cung ứng của Apple-đã công bố kế hoạch tăng gấp đôi khoản đầu tư và số lượng nhân công tại Ấn Độ để dần dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong năm tài chính 2022-2023, xuất khẩu điện thoại thông minh của quốc gia Nam Á đã tăng gấp đôi lên 11 tỷ USD, trong đó phần lớn là xuất khẩu điện thoại iPhone.

Chính phủ Ấn Độ cũng liên tiếp đưa ra các gói hỗ trợ quy mô lớn nhằm thu hút đầu tư từ các công ty trong ngành công nghệ cao. Mới đây, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết chính phủ nước này có kế hoạch triển khai nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị điện tử, máy bay không người lái và chất bán dẫn, giúp nước này cạnh tranh với các nền kinh tế châu Á như Việt Nam và Thái Lan.

Để hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm bán dẫn lớn của thế giới, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy lĩnh vực này. Hồi tháng 12 năm ngoái, New Delhi đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch trị giá 10 tỷ USD hỗ trợ ngành chip, đồng thời mở cửa cho các công ty nước ngoài thiết lập cơ sở sản xuất và đầu tư vào nước này. Mới đây nhất, ngày 29-2, Ấn Độ công bố phê duyệt 3 dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn, với tổng kinh phí lên đến 15 tỷ USD.

Gia tăng đầu tư của Chính phủ Ấn Độ cho phát triển cơ sở hạ tầng và nỗ lực thu hút đầu tư bằng các gói hỗ trợ quy mô lớn giúp nước này đón bắt làn sóng chuyển dịch đầu tư trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý để phát huy hết tiềm năng kinh tế của Ấn Độ, nước này sẽ cần thực hiện nhiều cải cách hơn nữa để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ví như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, có các chính sách ưu đãi về thuế...

Ấn Độ sở hữu nguồn lao động dồi dào, nhưng New Delhi vẫn chưa khai thác hết tiềm năng này. Do vậy, Chính phủ Ấn Độ cần triển khai thêm các chương trình phát triển và nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư hơn nữa vào giáo dục nhằm phát triển kỹ năng và tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động.

BẢO CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.