• Click để copy

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, VN Index “bốc hơi” gần 33%

Dù biến động trong sắc xanh ở phần lớn thời gian nhưng VN Index lại kết phiên trong sắc đỏ khi bên nắm giữ mất kiên nhẫn và đẩy mạnh bán ra ở phiên ATC. Kết phiên cuối cùng của năm 2022, VN Index giảm 2,2 điểm (tương đương 0,22%) và dừng ở mức 1.007 điểm. Như vậy, nếu so với điểm số đầu năm của VN Index là 1.498,28 điểm, thì chỉ số này bị “bốc hơi” gần 33% trong năm 2022.

Phiên giao dịch cuối cùng năm 2022 ngày (30/12) chứng kiến lực cung gia tăng mạnh và áp đảo hoàn toàn so với lực cầu, khiến thị trường chung tiếp tục giảm điểm. Thanh khoản thị trường cũng tiếp tục ở mức thấp khi chỉ đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng trên HOSE, ghi nhận là mức thấp nhất trong hơn 02 tháng trở lại đây.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,20 điểm xuống 1.007,09 điểm; toàn sàn có 209 mã tăng, 189 mã giảm và 60 mã đứng giá. HNX- Index giảm 1,23 điểm xuống 205,31 điểm; toàn sàn có 80 mã tăng, 89 mã giảm và 64 mã đứng giá. UPCOM-Index tăng 0,76 điểm lên 71,65 điểm; toàn sàn có 169 mã tăng, 135 mã giảm và 117 mã đứng giá.

Đóng góp vào mức giảm của VN-Index có thể kể tới một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngành ngân hàng, bán lẻ và bất động sản, như: BID (-1,76 điểm), SAB (-0,96 điểm), VCB (-0,83 điểm), MSN (-0,36 điểm), MBB (-0,34 điểm) và NVL (-0,32 điểm).

VN-Index đảo chiều giảm nhẹ phiên cuối nămVN-Index đảo chiều giảm nhẹ phiên cuối năm.

Trong khi đó, những mã cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index là BCM (+0,36 điểm), PNJ (+0,32 điểm), CTG (+0,3 điểm), EIB (+0,29 điểm), SSB (+0,23 điểm), VHM (+0,21 điểm), FPT (+0,19 điểm) và VIC (+0,19 điểm).

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, thanh khoản trên sàn HOSE tiếp tục suy giảm với 407 triệu cổ phiếu được sang tay, tương ứng với tổng giá trị giao dịch đạt 7.423,1 tỷ đồng.

VN30 hôm nay cũng ở trong tình trạng tương tự khi có cho mình mức giảm 3.11 điểm (-0.31%). Toàn nhóm hôm nay có 14/30 mã tăng điểm. Nổi bật nhất trong số đó là PDR (+1.49%), POW (+1.43%) và PLX (+1.12%) với mức tăng ấn tượng hơn cả. Trong khi đó, các mã cổ phiếu còn lại chỉ có mức tăng nhẹ dưới 1% nên không quá đáng kể. Ở chiều hướng ngược lại, có 13/40 mã giảm điểm của VN30 trong phiên hôm nay. Đáng chú ý nhất trong đó là KDH (-5.19%), NVL (-4.44%) và BID (-3.50%) khi đây là ba cổ phiếu có mức giảm lớn nhất toàn nhóm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung. 

Ở chiều hướng ngược lại, nhóm cổ phiếu đầu tư công là nhóm có mức tăng ấn tượng nhất toàn thị trường. Nổi bật hơn cả trong số đó là HHV (+5.25%) với mức tăng ấn tượng nhất toàn nhóm. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như VCG (+3.60%), FCN (+2.17%) hay C4G (+2.15%).

Khối ngoại hôm nay tiếp tục tham gia mua ròng với giá trị lên đến gần 500 tỷ đồng. Trong đó, STB (+104.12 tỷ) và BCM (+73.89 tỷ) là hai cổ phiếu được tham gia mua tích cực nhất toàn thị trường.

Ngoài ra còn có một số cái tên đáng chú ý khác như HPG (+70.32 tỷ) hay DGC (+47.37 tỷ). Ở chiều hướng bán ròng, BID (-43.69 tỷ) và PDR (-36.81 tỷ) là hai cổ phiếu duy nhất đáng chú ý trong phiên hôm nay. 

Thiên Trường (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.

Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.