Quan hệ Anh - châu Âu cuối cùng cũng đi đúng hướng
“Khi mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và các nước láng giềng châu Âu ít tranh cãi hơn, hai bên có rất nhiều cơ hội để phát huy động lực tích cực này”
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế đã đưa ra nhận định này trong bài viết có tựa đề “Quan hệ Anh-châu Âu cuối cùng cũng đi đúng hướng” đăng trên trang web chathamhouse.org mới đây.
Những tín hiệu tích cực
Theo bài viết trên, Chính phủ Đảng Bảo thủ mới của Anh do Thủ tướng Rishi Sunak lãnh đạo nhận thấy hầu như không có lợi ích chính trị gì khi đối kháng với Liên minh châu Âu (EU) và dường như các nhà lãnh đạo của cả hai bên không còn xung đột về tính cách. Có thể nhận ra điều này qua cách tiếp cận mang tính xây dựng từ EU và Anh trong các cuộc thảo luận hiện tại về những điều chỉnh tiềm năng đối với Nghị định thư Bắc Ireland mà cả hai bên hy vọng sẽ khép lại trong những tháng tới.
Thời gian cũng chữa lành một số vết thương do Brexit gây ra với việc các nhà đối thoại châu Âu chấp nhận Anh rời khỏi EU là một thực tế. Điều này càng thuận lợi hơn bởi Công đảng-phe đối lập chính ở Anh-không muốn những phác thảo cơ bản về mối quan hệ Anh-EU thay đổi. Mặc dù Công đảng đề xuất hợp tác chặt chẽ hơn và phối hợp thường xuyên hơn giữa EU và Anh, nhưng các kế hoạch của đảng này không đề cập tới khả năng Anh sẽ sớm gia nhập liên minh thuế quan hoặc thị trường chung của EU.
![]() |
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Ai Cập tháng 11-2022. Ảnh: telam.com.ar |
Năm 2022, phương châm Anh “rời khỏi EU, chứ không phải châu Âu” đã được London thể hiện rõ, nhất là kể từ khi bùng phát xung đột giữa Nga và Ukraine. Thông qua hợp tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Anh và các đồng minh châu Âu đã xích lại gần nhau. Trong năm qua, Anh giữ vai trò lãnh đạo Lực lượng viễn chinh chung (JEF) ở khu vực Bắc Âu-Baltic, củng cố các thỏa thuận song phương và những bảo đảm về an ninh với các nước như Estonia, Thụy Điển và Phần Lan.
Bên cạnh đó, sự tham gia của Anh vào một số sáng kiến ít ảnh hưởng hơn liên quan đến EU đã đạt được tiến triển, chẳng hạn như quyết định tham gia Dự án PESCO về cơ động quân sự, một phần trong nỗ lực của EU nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia thành viên. Hơn nữa, việc Anh tham gia vào Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) mới thành lập năm 2022 đã gửi tín hiệu tích cực về sự cởi mở của Anh trong việc tái cam kết với lục địa này.
Quan hệ song phương phải tiếp tục phát triển
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế cũng lưu ý rằng, các cam kết song phương sẽ không thể khắc phục được mối quan hệ Anh-EU, giải quyết các thách thức kinh tế lớn do Brexit gây ra hay thúc đẩy các quốc gia EU gây áp lực buộc Brussels phải thỏa hiệp với London khi thảo luận các vấn đề về Nghị định thư Bắc Ireland, sự tham gia của Anh trong Horizon Europe-chương trình nghiên cứu và đổi mới của EU cho giai đoạn 2021-2027.
Nhưng ngay cả trong những lĩnh vực khó khăn nhất, EU và Anh vẫn có tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, chống biến đổi khí hậu.... Năng lượng là một thách thức chính sách lớn mà chính phủ các nước thành viên EU phải đối mặt và Anh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm kho chứa khí đốt ở EU được lấp đầy trước mùa đông. Mối quan hệ với Pháp và Đức cũng là ưu tiên hàng đầu của Anh.
Trong khi quan hệ Anh-Đức vẫn trầm lắng thì quan hệ Anh-Pháp bắt đầu được cải thiện. Hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp dự kiến diễn ra vào tháng 3 tới sẽ là hội nghị đầu tiên trong 5 năm qua và theo kế hoạch sẽ đề cập đến các vấn đề lớn như quốc phòng và di cư...
Mặc dù các cuộc thảo luận còn lại với EU sẽ ảnh hưởng đến một số mối quan hệ của Anh nhưng hai bên cần tiếp tục theo đuổi. Hai bên không chỉ thảo luận về các lĩnh vực cùng quan tâm mà còn phải tích cực xây dựng các cách thức hợp tác lâu dài, bền vững và không để bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm của thay đổi chính trị và khủng hoảng...
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế kết luận: Anh và EU vẫn còn dư địa để hành động nhiều hơn nữa và mở rộng phạm vi của các cuộc thảo luận. “Năm 2022, Anh có nhiều điều để cung cấp cho các đối tác châu Âu cũng như London thu được nhiều lợi ích từ sự hợp tác chặt chẽ hơn với các nước láng giềng về các vấn đề cùng quan tâm. Bây giờ là thời điểm thích hợp để củng cố đà phát triển đó”, bài báo nhấn mạnh.
BÌNH NGUYÊN
Tin mới
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.