• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (10-6): Nga đưa sà lan bảo vệ cầu Crimea

Quân sự thế giới hôm nay (10-6) có những nội dung sau: Nga triển khai sà lan bảo vệ cầu Crimea; Brazil hạ thủy tàu khu trục lớp Tamandare thứ 2; Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển bắt tay chế tạo xe chiến đấu bộ binh CV90 cho Ukraine.

* Nga triển khai sà lan bảo vệ cầu Crimea

Theo Newsweek, Nga đang sử dụng sà lan để bảo vệ cầu Crimea. Các phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy, Quân đội Nga đã triển khai 8 sà lan ở phía Nam cầu Crimea nhằm bảo vệ cây cầu và các tàu chiến của Nga ở khu vực này cũng như hạn chế góc tiếp cận của các phương tiện không người lái (USV). Cầu Crimea, hay còn gọi là cầu Kerch, giữ vai trò như một tuyến đường bộ chiến lược quan trọng nối đất liền Nga với Crimea. Vào tháng 10-2022 và tháng 7-2023, cây cầu đã phải hứng chịu 2 vụ đánh bom của Ukraine.

Quân sự thế giới hôm nay (10-6): Nga đưa sà lan bảo vệ cầu Crimea
 Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga triển khai sà lan bảo vệ cầu Crimea. Ảnh: UK MoD

Được biết, đây không phải lần đầu Nga triển khai sà lan ở Crimea. Trước đó, vào cuối tháng 3 vừa qua, quân đội Nga đã bố trí 4 sà lan để bảo vệ lối vào căn cứ Hạm đội Biển Đen tại cảng Novorossiysk. Nga đã di dời nhiều tàu hải quân đến Novorossiysk sau các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine vào căn cứ của Hạm đội Biển Đen tại thành phố Sevastopol ở Bán đảo Crimea.

* Brazil hạ thủy tàu khu trục lớp Tamandare thứ 2

Hải quân Brazil vừa tổ chức lễ hạ thủy tàu khu trục Jeronimo de Albuquerque tại xưởng đóng tàu Thyssenkrupp Etaleiro Brasil Sul ở Itajaí, Santa Catarina, Brazil.

Đây là chiếc thứ 2 trong 4 tàu khu trục nằm trong chương trình phát triển tàu khu trục lớp Tamandare cho Hải quân Brazil do Bộ Quốc phòng và liên doanh Aguas Azuis, bao gồm tập đoàn Đức ThyssenKrupp Marine Systems và công ty Embraer Defense & Security và Atech của Brazil, thực hiện. Việc đóng 4 tàu khu trục bắt đầu từ năm 2021 và dự kiến sẽ được giao từ năm 2024 đến năm 2028.

Quân sự thế giới hôm nay (10-6): Nga đưa sà lan bảo vệ cầu Crimea
 Lễ hạ thủy tàu khu trục lớp Tamandare thứ 2 của Hải quân Brazil. Ảnh: Military Leak

Tàu khu trục lớp Tamandare được chế tạo với tính linh hoạt và có khả năng tác chiến cao, chống lại nhiều mối đe dọa và có thể thực hiện các nhiệm vụ như đảm bảo an toàn giao thông hàng hải, tuần tra vùng đặc quyền kinh tế và phòng thủ bờ biển.

Dựa trên thiết kế của lớp MEKO do Thyssenkrupp Marine Systems chế tạo, lớp Tamandare sẽ có lượng giãn nước 3.500 tấn. Tàu có chiều dài 107,2m, rộng 15,95m và mớn nước 5,2m. Các tàu khu trục này sẽ có đặc tính tàng hình, giảm thiểu tín hiệu radar. Tàu khu trục lớp Tamandare có thể mang theo 1 máy bay không người lái cất và hạ cánh thẳng đứng và 1 trực thăng chống ngầm.

Quân sự thế giới hôm nay (10-6): Nga đưa sà lan bảo vệ cầu Crimea
 Hình ảnh mô phỏng tàu khu trục lớp Tamandare. Ảnh: EMGEPRON

Hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu bao gồm hệ thống đánh chặn Sea Ceptor và hệ thống kiểm soát vũ khí thông minh (WCS), bệ phóng tên lửa chống hạm MANSUP (AV-RE40) và ngư lôi chống ngầm Mark 46. Lớp Tamandare cũng được lắp đặt hải pháo OTO Melara SRGM 76/62mm, hệ thống đánh chặn tầm gần SeaSnake (CIWS) và trạm vũ khí điều khiển từ xa Sea Defender (RWS) tích hợp súng 12,7mm.

Sử dụng hệ thống đẩy hai trục tích hợp 4 động cơ và 4 máy phát điện diesel, tàu khu trục lớp Tamandare có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 51,8km/giờ.

* Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển bắt tay chế tạo xe chiến đấu bộ binh CV90 cho Ukraine

Đài truyền hình NOS của Hà Lan đưa tin, Hà Lan sẽ hợp tác với Đan Mạch và Thụy Điển để sản xuất xe chiến đấu bộ binh CV90 cho Ukraine.

Trước đó, Thụy Điển đã chuyển giao 50 chiếc CV90 cho Ukraine. Đây là một phần của gói viện trợ quân sự bao gồm cả hệ thống pháo tự hành Archer. Những chiếc xe này đã được Ukraine triển khai trên chiến trường khu vực Donetsk.

Ngoài ra, ngày 18-12-2023, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển và Đan Mạch đã ký tuyên bố chung về việc trợ xe chiến đấu CV90 cho Ukraine.

Quân sự thế giới hôm nay (10-6): Nga đưa sà lan bảo vệ cầu Crimea
 Xe chiến đấu bộ binh CV9040 do Thụy Điển viện trợ cho quân đội Ukraine. Ảnh: Wikimedia

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Hà Lan đã giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Ukraine cả về mặt quân sự và nhân đạo. Chính phủ Hà Lan đã cung cấp viện trợ quân sự lên tới hơn 2,63 tỷ euro, bao gồm vũ khí, hỗ trợ huấn luyện, thiết bị và các vật tư cần thiết khác cho Ukraine. Chỉ riêng năm 2023, Hà Lan đã cam kết viện trợ 2,5 tỷ euro, trong đó gần 2 tỷ euro được phân bổ cho hỗ trợ quân sự. Đối với năm 2024, khoản cam kết bổ sung là 1 tỷ euro, nâng tổng số tiền trong năm lên 3 tỷ euro.

Phiên bản CV90 được giao tới Ukraine chủ yếu là biến thể CV9040. Xe được trang bị pháo tự động Bofors L/70 40mm uy lực mạnh và hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt đất và trên không. Khi kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, pháo đảm bảo độ chính xác và khả năng sát thương cao trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau. Ngoài ra, xe còn có thể được trang bị súng máy song song và tên lửa chống tăng, nâng cao tính linh hoạt và khả năng đối phó với nhiều mối đe dọa.

CV9040 có lớp giáp chắc chắn giúp bảo vệ kíp điều khiển và binh lính trước hỏa lực của vũ khí nhỏ, mảnh đạn pháo và các mối đe dọa khác trên chiến trường. Hệ thống động cơ mạnh mẽ cùng hệ thống treo phức tạp, cho phép phương tiện có thể di chuyển trên các địa hình khó khăn, duy trì tốc độ và khả năng cơ động một cách dễ dàng. Sự kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng tự bảo vệ và tính cơ động cao khiến CV9040 trở thành một vũ khí uy lực của lực lượng bộ binh, có khả năng cung cấp và duy trì sức mạnh chiến đấu trong nhiều môi trường khác nhau.

QUỲNH OANH (Tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali

Ngày 19-9, người phát ngôn của của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Stephane Dujarric cho biết ông Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Bamako của Mali xảy ra cách đây vài ngày làm hơn 270 người thương vong.