• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (10-8): Tàu ngầm Amur 950 của Nga có thể mang tên lửa siêu thanh BrahMos

Quân sự thế giới hôm nay (10-8) có những nội dung sau: Tàu ngầm Amur 950 của Nga có thể mang tên lửa siêu thanh BrahMos; Hàn Quốc, Malaysia bắt tay nâng cấp xe chiến đấu bộ binh K200 IFV; Anh triển khai máy bay F-35B đến Iceland thực hiện nhiệm vụ của NATO.

* Tàu ngầm Amur 950 của Nga có thể mang tên lửa siêu thanh BrahMos

Mới đây, Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung ương Rubin của Nga thông báo sẽ trình làng mô hình tàu ngầm tấn công Amur 950 tại Triển lãm kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2024, dự kiến được tổ chức từ ngày 12 đến 18-8 tại Kubinka. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên tàu Amur 950 được ra mắt công chúng.

Quân sự thế giới hôm nay (10-8): Tàu ngầm Amur 950 của Nga có thể mang tên lửa siêu thanh BrahMos
Tàu ngầm lớp Amur được giới thiệu là phiên bản hiện đại hóa của tàu ngầm lớp Kilo, có thể mang theo 10 tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Ảnh: Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung ương Rubin

Amur 950 là tàu ngầm được thiết kế riêng để xuất khẩu và được trang bị 10 hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Tàu ngầm lớp Amur được giới thiệu là phiên bản hiện đại hóa của tàu ngầm lớp Kilo, với khả năng tàng hình âm thanh được cải thiện, hệ thống chiến đấu tiên tiến và tùy chọn động cơ đẩy kỵ khí (AIP), hay còn gọi là động đẩy không khí độc lập.

Được nhà sản xuất ví von là "pháo hạm nổi của hải quân", Amur 950 có thể tấn công tàu đối phương và cơ sở hạ tầng ven biển. Tàu cũng được biết đến với mức độ tiếng ồn thấp và hệ thống thủy âm tiên tiến, giúp tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động trinh sát và giám sát bí mật. Tàu ngầm có thể hoạt động độc lập trong tối đa 30 ngày và đạt tốc độ dưới nước tối đa là 37,04km/giờ, phạm vi hoạt động 1.609km.

Về thông số kỹ thuật, Amur 950 có chiều dài 58,8m, rộng 5,65m và lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn. Với thủy thủ đoàn chỉ 19 người, tàu có mức độ tự động hóa vượt trội trong các hoạt động. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số tên lửa mang theo là 12. Các ống phóng sẵn sàng phóng chỉ trong vài giây, và thời gian tái nạp cũng chỉ mất vài phút. Hệ thống sonar của tàu cải thiện khả năng phát hiện mục tiêu, trong khi các tính năng tàng hình cũng được nâng cấp để phù hợp với các hoạt động bí mật.

* Hàn Quốc, Malaysia bắt tay nâng cấp xe chiến đấu bộ binh K200 IFV

Gã khổng lồ quốc phòng Hàn Quốc Hanwha Aerospace đã hợp tác với nhà sản xuất xe đặc chủng Cendana Auto của Malaysia để tiến hành hiện đại hóa các xe chiến đấu bộ binh K200 đã cũ của Quân đội Malaysia. Sự hợp tác này là bước tiến quan trọng của Hanwha Aerospace trong nỗ lực củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp giải pháp quốc phòng toàn cầu.

Quân sự thế giới hôm nay (10-8): Tàu ngầm Amur 950 của Nga có thể mang tên lửa siêu thanh BrahMos
Quân đội Malaysia đã mua khoảng 111 xe chiến đấu bộ binh K200 từ Hàn Quốc vào thập niên 1990. Ảnh: USAG/Humphreys 

Quân đội Malaysia đã mua 111 xe chiến đấu bộ binh K200 từ Hàn Quốc vào thập niên 1990, sau đó là phiên bản K200A1 nâng cấp. Những chiếc xe này do Hàn Quốc thiết kế, kết hợp giữa tính cơ động, khả năng bảo vệ và hỏa lực, được trang bị bộ nguồn cải tiến, bộ giáp tăng cường và khả năng bảo vệ trước các mối đe dọa hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC) trong phiên bản A1.

K200 có khả năng vận chuyển binh sĩ và cung cấp hỏa lực yểm trợ thông qua các hệ thống vũ khí tích hợp, bao gồm súng máy 12,7mm và có khả năng là trạm vũ khí điều khiển từ xa (RCWS) trong các mẫu xe nâng cấp. Thiết kế bánh xích của xe giúp tăng cường khả năng cơ động trên nhiều địa hình khác nhau và Quân đội Malaysia vẫn tiếp tục sử dụng cấu hình bánh xích này.

Theo thỏa thuận, Hanwha Aerospace và Cendana Auto sẽ lựa chọn một chiếc nguyên mẫu để thực hiện các lần nâng cấp, sau đó sẽ trải qua quá trình thử nghiệm và đánh giá nghiêm ngặt. Sau khi thử nghiệm thành công, chương trình hiện đại hóa sẽ mở rộng cho tất cả các xe K200 hiện đang phục vụ trong Quân đội Malaysia.

* Anh triển khai máy bay F-35B đến Iceland thực hiện nhiệm vụ

Không quân Hoàng gia Anh đã triển khai máy bay chiến đấu F-35B Lightning đến Iceland để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không của NATO, đánh dấu lần đầu tiên máy bay F-35B của Anh tham gia vào các hoạt động của liên minh NATO.

Quân sự thế giới hôm nay (10-8): Tàu ngầm Amur 950 của Nga có thể mang tên lửa siêu thanh BrahMos
F-35B Lightning là máy bay chiến đấu đa năng có tính linh hoạt cao của Không quân Hoàng gia Anh. Ảnh: UK MoD 

Tuần tra trên không của NATO là nhiệm vụ thường trực trong thời bình nhằm bảo vệ không phận của các quốc gia đồng minh. Nỗ lực chung này bao gồm việc duy trì các máy bay chiến đấu trong tình trạng sẵn sàng phản ứng nhanh với các hành vi vi phạm không phận tiềm ẩn. Nhiệm vụ này nhấn mạnh cam kết của Anh đối với NATO, được Thủ tướng Anh tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh Washington gần đây, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ liên minh và giải quyết các mối đe dọa toàn cầu.

F-35B là máy bay chiến đấu đa năng có tính linh hoạt cao, được trang bị các cảm biến tiên tiến, hệ thống nhiệm vụ và công nghệ tàng hình. Khả năng quan sát thấp, hay còn gọi là công nghệ tàng hình, mang lại lợi thế chiến thuật, khiến các hệ thống radar của đối phương khó phát hiện.

Được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney F135, máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 1.700km/giờ, xấp xỉ Mach 1,6. Thiết kế nhỏ gọn, với sải cánh 10,40m và chiều dài 15,8m, khiến F-35B trở thành một máy bay nhanh nhẹn và cơ động, có khả năng đáp ứng yêu cầu của các nhiệm vụ phức tạp. F-35B có trần bay 18.500m và bán kính chiến đấu 869km.

F-35B có thể mang theo 2,8 tấn vũ khí trong các khoang bên trong, với tùy chọn thêm 6,8 tấn trên 6 giá treo bên ngoài. Bên cạnh đó, máy bay còn được trang bị radar AN/APG-81, radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) cũng như cảm biến hồng ngoại AN/AAQ-37, cho phép phát hiện và theo dõi nhiều mối đe dọa ở tầm xa.

QUỲNH OANH (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.