Quân sự thế giới hôm nay (17-1): Nga hiện đại hóa tàu ngầm thuộc dự án 949A Antey, Pháp mua 42 máy bay Rafale
Quân sự thế giới hôm nay (17-1) có những nội dung sau: Nga trang bị vũ khí tối tân cho tàu ngầm thuộc dự án 949A Antey, Pháp đặt mua 42 máy bay Rafale, Romania sắm hệ thống tên lửa Chiron.
* Nga trang bị vũ khí tối tân cho tàu ngầm thuộc dự án 949A Antey
Truyền thông Nga đưa tin, hải quân nước này vừa công bố kế hoạch hiện đại hóa các tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án 949A Antey. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân 949A có chiều dài 155m, lượng giãn nước 24.000 tấn, lặn sâu tối đa 600m và tốc độ dưới nước 60km/giờ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi và 24 bệ phóng có khả năng bắn tên lửa hành trình Granit, có tầm bắn xấp xỉ 500km. Theo Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Viktor Liina, các tàu ngầm 949A Antey sẽ được trang bị hệ thống tên lửa mới, bao gồm tên lửa hành trình Kalibr và Oniks, đặc biệt là tên lửa siêu vượt âm Zircon.
Kalibr là một tổ hợp tên lửa hành trình đa năng do phòng thiết kế Novator phát triển và được ra mắt lần đầu tiên tại một triển lãm quân sự diễn ra năm 1990. Được thiết kế có thể mang nhiều đầu đạn khác nhau, Kalibr có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên không, đất liền và trên biển.
Các tàu ngầm 949A Antey sẽ được trang bị hệ thống tên lửa mới. Ảnh: Yandex |
Với chiều dài từ 6,2 đến 8,9m, đường kính 53,3cm, tầm bắn từ 1.500km đến 2.500km tùy vào biến thể, khả năng mang đầu đạn với lượng nổ khoảng 400-500kg, bay với tốc độ 3.700km/giờ, Kalibr được coi là một trong những vũ khí chủ lực của Nga.
Trong khi đó, tên lửa Oniks có thể bay với tốc độ hơn 3.000km/giờ và khi tiếp cận mục tiêu, nó có thể bay cách mặt nước chỉ từ 10-15m khiến hệ thống phòng không khó phát hiện và bắn hạ.
Được biết, kho vũ khí của tàu 949A Antey cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon. Với kích thước dài khoảng 9m và đường kính 60cm, Zircon có khả năng mang đầu đạn nổ mạnh hoặc hạt nhân. Với tầm bắn tối đa 1.000km và tốc độ lên tới 11.000km/giờ, loại tên lửa siêu vượt âm này giúp nâng cao hiệu quả xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương và đặt ra nhiều thách thức đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có. Ngoài ra, tốc độ của Zircon có thể tạo ra đám mây plasma hấp thụ sóng vô tuyến, giúp nó có thể né được hệ thống radar.
* Pháp đặt mua 42 máy bay Rafale
Pháp mới đây công bố vừa đặt mua 42 máy bay chiến đấu Rafale tiêu chuẩn F4. Đơn đặt hàng trị giá 5 tỷ Euro này là thương vụ lớn đầu tiên trong kế hoạch mua sắm vũ khí trị giá 413 tỷ Euro của Pháp cho giai đoạn 2024-2030.
Rafale là máy bay chiến đấu đa năng do công ty Dassault Aviation của Pháp sản xuất với khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết, răn đe hạt nhân, phòng thủ, trinh sát và tấn công trên biển. Biến thể hải quân của Rafale còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Về thông số kỹ thuật, Rafale có sải cánh 10,8m, dài 15,3m và cao 5,3m. Được trang bị hai động cơ M88 với lực đẩy tối đa 7,5 tấn mỗi động cơ, giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa 2.200km/giờ. Máy bay có thể mang trọng tải bên ngoài tối đa lên tới 9,5 tấn và mang được nhiều loại vũ khí và thiết bị khác nhau.
Rafale F4 có sải cánh 10,8m, dài 15,3m và cao 5,3m. Ảnh: Dassault Aviation |
Rafale được trang bị nhiều loại vũ khí phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau như tên lửa Meteor sử dụng trong không chiến và tên lửa hành trình Scalp để tấn công mặt đất chính xác. Máy bay cũng mang theo bom dẫn đường AASM để tăng cường khả năng tấn công mặt đất. Ngoài ra, khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu cả trên không lẫn trên mặt đất của chiến đấu cơ này cũng được tăng cường nhờ hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động RBE2 kết hợp hệ thống quang học nâng cao.
Hiện tại, Rafale đang được biên chế cho cả Không quân và Hải quân Pháp và triển khai trong các hoạt động ở Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria. Với vũ khí đa dạng và khả năng vượt trội, máy bay chiến đấu đa năng này đang được nhiều quốc gia như Ai Cập, Ấn Độ, Qatar, Hy Lạp, Croatia, Indonesia và UAE lựa chọn.
* Romania sắm hệ thống tên lửa Chiron
Theo Army Recognition, Romania có thể đã mua 54 hệ thống tên lửa đất đối không vác vai Chiron (KP-SAM) của Hàn Quốc. Việc mua sắm Chiron không những đánh dấu sự phát triển về năng lực quân sự của Romania mà còn nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của quốc tế đối với công nghệ quân sự của Hàn Quốc.
Phát triển bởi Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc và LIG Nex1, Chiron được đưa biên chế vào Quân đội Hàn Quốc vào năm 2005 và đã được công nhận bởi tính hiệu quả cũng như tính cơ động cao của nó. Loại tên lửa này được thiết kế để chống lại máy bay cánh cố định, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Chiron nổi bật với thiết kế gọn nhẹ với bệ phóng có trọng lượng 24,3kg và tên lửa có chiều dài 1,68m và đường kính 8cm. Được trang bị động cơ nhiên liệu rắn, Chiron có thể đạt tầm bắn tối đa là 7km với tốc độ tối đa là 2.500km/giờ. Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 2,5kg.
Hệ thống Chiron được biết đến bởi tính hiệu quả cũng như tính cơ động cao. Ảnh: Korea Defense Blog |
Đặc biệt, khả năng dẫn đường hồng ngoại khiến nó hiệu quả trước nhiều mục tiêu trên không, bao gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Khả năng dẫn đường hồng ngoại cũng giúp hệ thống Chiron khó bị phát hiện, từ đó tăng hiệu quả trên chiến trường.
Việc Romania mua hệ thống Chiron thể hiện một động thái chiến lược của nước này nhằm nâng cao khả năng phòng thủ, phản ánh xu hướng lớn hơn của các quốc gia đang tìm kiếm công nghệ quân sự tiên tiến từ Hàn Quốc. Thỏa thuận này cho thấy vị thế ngày càng cao của Hàn Quốc trên thị trường vũ khí toàn cầu.
TRẦN HOÀI (tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.