• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (22-3): Nga chuẩn bị ra mắt xe tăng T-100?

Quân sự thế giới hôm nay (22-3-2024) có những thông tin sau: Nga chuẩn bị ra mắt xe tăng T-100? Tokyo gửi hệ thống Patriot tới Ukraine, phi công Ukraine sắp hoàn thành huấn luyện nhưng F-16 vẫn khó chuyển giao.

* Nga chuẩn bị ra mắt xe tăng T-100?

Tháng 9-2023, truyền thông Nga đưa tin nhà máy Omsktransmash sẽ tái sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. T-80 cho đến nay là loại xe tăng đắt tiền nhất và có khả năng hoạt động tốt nhất trong quân đội Liên Xô trước đây. Mặc dù đắt gấp ba lần T-72 nhưng T-80 vẫn được đặt hàng với số lượng lớn để tạo thành xương sống của lực lượng xe tăng thời Liên Xô.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất và vận hành của T-80 cao hơn nhiều so với T-72 nên sau khi Liên Xô tan rã, Bộ Quốc phòng Nga quay lại với dòng T-72 tiết kiệm chi phí hơn, có khả năng hoạt động tốt hơn và có nhiều triển vọng xuất khẩu hơn. Quyết định này được đưa ra vào thời điểm khủng hoảng kinh tế những năm 1990 và cũng như vấp phải sự phản đối đáng kể từ một bộ phận lãnh đạo quân đội do khả năng vượt trội của T-80. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là ngừng sản xuất mẫu xe tăng này vào năm 1996, trong khi phiên bản mới nhất của T-72 là T-72BU được cải tiến và đổi tên thành T-90.

Quân sự thế giới hôm nay (22-3): Nga chuẩn bị ra mắt xe tăng T-100?
Nguyên mẫu xe tăng Black Eagle. Ảnh: Military Watch 

Cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Omsktransmash đã đưa ra một chương trình đầy tham vọng thực hiện từ cuối những năm 1980 nhằm phát triển T-80 thành xe tăng thế hệ tiếp theo, về mặt khái niệm là tương tự như T-14 hiện đang được sản xuất tại Uralvagonzavod với tổ lái được bố trí trong một khoang bọc thép và tháp pháo không người lái. Với nền kinh tế Nga thời hậu Xô Viết rơi vào suy thoái, xe tăng thế hệ tiếp theo của T-80 này đã được xuất khẩu để tìm nguồn vốn và được đặt tên là Black Eagle (Đại bàng đen).

Giống như thế hệ tiếp theo của T-72 được đặt tên là T-90, để phù hợp với xu hướng phổ biến trong việc đặt tên cho xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, biến thể mới của T-80 rất có thể sẽ được đổi tên thành T-100. Tuy nhiên, về mức độ hiện đại hóa của biến thể T-100 từ mẫu T-80 thì thông tin vẫn còn rất hạn chế. Rất có khả năng T-80 hiện đại hóa có thể mang tên gọi mới là T-100, sẽ là loại xe tăng uy lực nhất của Nga ngoài T-14 Armata. Tuy nhiên, tất cả đều đang dừng lại ở mức độ suy đoán.

* Tokyo gửi hệ thống Patriot tới Ukraine trong khi Washington bị cuốn vào xung đột ở Gaza

Cuộc xung đột ở Gaza giữa Israel và Hamas đã khiến Washington phần nào xao nhãng với xung đột ở Ukraine. Những động thái gần đây của Mỹ cho thấy sự sụt giảm đáng kể hỗ trợ cho Ukraine bởi Washington đang dành quan tâm nhiều hơn tới Israel.

Trong bối cảnh đó, có thông tin lan truyền trong chính giới phương Tây từ cuối năm 2023 cho biết, Nhật Bản sẽ gửi hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine. Để thực hiện được điều này, Mỹ sẽ phải phê duyệt việc chuyển giao hệ thống Patriot từ Nhật Bản cho Ukraine. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Washington sẽ từ chối đề xuất của Tokyo.

Quân sự thế giới hôm nay (22-3): Nga chuẩn bị ra mắt xe tăng T-100?
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Bulgarian Military 

Các chuyên gia phân tích tin rằng, Ukraine cuối cùng sẽ nhận được hệ thống Patriot từ Nhật Bản. Đó là bởi vào tháng 12-2023, một tuyên bố chính thức từ Nhà Trắng đã khẳng định các quan chức Nhật Bản nhất trí chuyển giao tên lửa Patriot cho Ukraine qua trung gian là Mỹ. Bằng cách này, Nhật Bản tránh được việc phải trực tiếp đưa các hệ thống tên lửa đến vùng chiến sự và giảm thiểu sự phản đối trong nước.

Về phía Nga, Vụ trưởng Vụ châu Á III, Bộ Ngoại giao Nga Sergey Zhestkii cảnh báo: “Tháng 12-2023, chính quyền Nhật Bản đã thông qua các biện pháp nhằm nới lỏng các quy định xuất khẩu đối với các sản phẩm quốc phòng. Mục tiêu là cung cấp tên lửa Patriot, được lắp ráp trong nước theo giấy phép, cho Washington. Chúng tôi đã trực tiếp cảnh báo tới phía Nhật Bản thông qua Đại sứ Nhật Bản tại Moscow Muto Akira rằng, người hưởng lợi cuối cùng từ những quyết định đó chắc chắn sẽ là Ukraine”.

* Phi công Ukraine sắp hoàn thành huấn luyện nhưng F-16 vẫn chậm chuyển giao

Theo truyền thông Mỹ, việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine đã được lên kế hoạch bắt đầu vào mùa hè này. 12 phi công Ukraine hiện đang huấn luyện ở Đan Mạch, Mỹ và Anh dự kiến cũng sẽ hoàn thành khóa đào tạo vào mùa hè năm nay.

Thế nhưng, truyền thông Mỹ cũng nhấn mạnh rằng trong số khoảng 45 máy bay chiến đấu F-16 mà các đồng minh phương Tây đã cam kết thì chỉ 6 chiếc sẽ được bàn giao cho Ukraine khi các phi công hoàn thành huấn luyện và trở về nước. Ngoài ra, có thông tin cho biết, việc đào tạo phi công tại Căn cứ Không quân Fetesti ở Romania đang bị chậm hơn so với kế hoạch.

Quân sự thế giới hôm nay (22-3): Nga chuẩn bị ra mắt xe tăng T-100?
Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon. Ảnh: cloverchronicle.com 

Theo một số chuyên gia phân tích quân sự, sự mơ hồ xung quanh lịch trình bàn giao máy bay F-16 cho Ukraine xoay quanh nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, chẳng hạn như số lượng máy bay mà mỗi quốc gia đồng minh sẽ chuyển giao, tốc độ đào tạo phi công và liệu Ukraine có tập hợp đủ nhân lực để bảo trì máy bay hay không.

Chương trình đào tạo các phi công lái máy bay chiến đấu F-16 vốn thường kéo dài vài năm nay đã được rút gọn lại chỉ trong vài tháng. Tuy nhiên, quá trình này vẫn không tiến triển nhanh như Ukraine và các đồng minh đã lạc quan dự đoán. Các phi công Ukraine đã quen với lái máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô hiện đang phải vật lộn để gấp rút thích nghi không chỉ với các tiêu chuẩn quân sự của phương Tây mà còn với khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anh - một yêu cầu để vận hành F-16 một cách hiệu quả.

Các quan chức Mỹ cũng cảnh báo rằng, việc đưa F-16 vào tham chiến sẽ không làm thay đổi cuộc chơi và quá trình huấn luyện sẽ tốn nhiều thời gian. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan trong một cuộc phỏng vấn với ABC News vào tháng trước đã lên tiếng bào chữa cho sự chậm trễ trong phê duyệt kế hoạch chuyển giao F-16 cho Ukraine. Lầu Năm Góc cũng vạch ra lằn ranh đỏ liên quan đến việc sử dụng F-16 của Ukraine trong xung đột. Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Ryder trong một cuộc phỏng vấn với Radio Svoboda khi được hỏi về những hạn chế khi sử dụng F-16 đã nói rõ rằng, F-16 sẽ chỉ phép hoạt động trong biên giới của Ukraine.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông

Theo chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, ngày 22-5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Ngày 21-5, Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định số 984/QĐ-TTg kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 199/2025/QH15 về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV
Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV

Ngày 21-5, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ 15 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án Trump International Hung Yen góp phần thúc đẩy Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án Trump International Hung Yen góp phần thúc đẩy Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững

Chiều 21-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen) - Dự án mang thương hiệu Trump (Tập đoàn Trump của Hoa Kỳ) đầu tiên tại Việt Nam và là một trong hơn 20 dự án của Tập đoàn trên toàn cầu.