• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (22-4): Giao tranh tiếp tục nổ ra ở Sudan bất chấp thỏa thuận ngừng bắn

Quân sự thế giới hôm nay (22-4) có những thông tin quan trọng sau: Giao tranh tiếp tục nổ ra giữa các bên ở Sudan bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, vũ khí tiếp tục được gửi tới Ukraine, Tổng thư ký NATO đề cập tư cách thành viên đối với Ukraine.

* Theo Aljazeera, giao tranh vẫn tiếp tục nổ ra ác liệt ở Sudan bất chấp thỏa thuận ngừng bắn 3 ngày đạt được hôm thứ sáu (21-4) giữa các bên nhằm tổ chức Lễ Eid al-Fitr. Quanh thủ đô Khartoum, lực lượng bán quân sự vẫn nã pháo hạng nặng vào các điểm đóng quân của quân đội chính phủ. 

Phản ứng trước động thái này của Lực lượng bán quân sự RSF, quân đội chính phủ Sudan kêu gọi: “Quân đội hy vọng lực lượng bán quân sự tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn và dừng ngay tất cả các hoạt động quân sự gây khó khăn cho thỏa thuận và các nỗ lực quốc tế”. Trong khi đó, nguồn tin của Aljazeera cho biết người dân ở đây không hy vọng nhiều vào thỏa thuận ngừng bắn bởi pháo hạng nặng của lực lượng phiến quân vẫn tiếp tục nã mạnh vào các mục tiêu ở thủ đô bên cạnh các cuộc không kích của quân đội chính phủ.

Giao tranh tiếp tục nổ ra giữa các bên bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Sudan. Ảnh: Aljazeera (AP) 

Giao tranh tiếp tục nổ ra giữa các bên bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Sudan. Ảnh: Aljazeera (AP) 

Đại sứ quán các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Tây Ban Nha đã lên kế hoạch và sẵn sàng sơ tán nhân viên nhưng với việc sân bay tại Khartoum trở thành một trong những mục tiêu tấn công của các bên và không phận Sudan đã không còn an toàn cho các chuyến bay, các kế hoạch này vẫn chưa thể được thực hiện. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã có công dân Mỹ chết do xung đột ở Khartoum. Cho đến nay, ít nhất 5 nhân viên hỗ trợ nhân đạo đã thiệt mạng, trong đó có 3 người thuộc Chương trình Lương thực thế giới (WFP).

Căng thẳng giữa Lực lượng bán quân sự RSF và quân đội chính phủ Sudan đã leo thang thành xung đột vũ trang toàn diện trong một tuần nay. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giao tranh đã khiến khoảng 413 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, chủ yếu ở thủ đô Khartoum và khu vực Tây Sudan, đẩy quốc gia lớn thứ ba châu Phi vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo. 

* Vũ khí tiếp tục được gửi tới Ukraine

Ngày 21-4, Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Inara Murniece thông báo Latvia sẽ chuyển giao toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không xách tay Stinger của mình cho Ukraine.

Bà Murniece cho biết: “Đáp ứng lời kêu gọi và yêu cầu hỗ trợ năng lực cho hệ thống phòng không Ukraine, Latvia đã quyết định chuyển giao tất cả các hệ thống phòng không Stinger hiện có cho Ukraine. Chúng tôi sẽ tiến hành mọi bước đi cần thiết để có thể để chuyển số vũ khí này đến Ukraine càng sớm càng tốt”.

Tên lửa vác vai Stinger. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ 

Tên lửa vác vai Stinger. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ 

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia cũng cho cho biết Riga đang tích cực hợp tác với các đồng minh khác thực hiện một sáng kiến về tổ chức huấn luyện quân sự cho các binh sĩ Lực lượng vũ trang Ukraine ở Latvia.

Theo FFD, Israel cũng đang có kế hoạch gửi một hệ thống cảnh báo sớm tới Kiev vào  tháng tới giúp Ukraine phát hiện tên lửa của Nga tấn công các mục tiêu của nước này nhanh hơn. Đây là hệ thống cảnh báo sớm dân sự, được kết nối với hệ thống phòng không và mạng lưới radar của quân đội Ukraine, có khả năng cảnh báo nhanh hơn và cụ thể hơn cho dân thường Ukraine ở những khu vực bị tấn công kịp thời tìm nơi trú ẩn an toàn.

Hệ thống này cũng tương tự như hệ thống đã được triển khai ở Israel nhưng sẽ không bao gồm hệ thống đánh chặn tên lửa. Quyết định này cho thấy vai trò ngày càng tăng của Israel trong hỗ trợ vũ khí, khí tài cần thiết cho Kiev. Liên quan các hoạt động hỗ trợ khác của Israel đối với Ukraine, quốc gia Trung Đông này đã tiếp nhận hàng nghìn người tị nạn và cung cấp cho Ukraine nhiều thông tin tình báo có giá trị, xe cứu thương bọc thép và hàng viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Israel vẫn chưa cung cấp vũ khí sát thương và hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (vòm sắt) cho Ukraine.

* Các thành viên NATO mong muốn Ukraine trở thành thành viên của khối. Đây là phát biểu của Tổng thư ký Jens Stoltenberg tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc quốc phòng Ukraine tổ chức tại căn cứ không quân Ramstein (Đức) ngày 21-4.

Quân đội Ukraine bắn đạn cối về hướng Bakhmut ngày 20-4. Ảnh: Getty Images

Quân đội Ukraine bắn đạn cối về hướng Bakhmut ngày 20-4. Ảnh: Getty Images

Trước bộ trưởng quốc phòng các nước tham dự cuộc họp, ông Stoltenberg khẳng định: “Tất cả các đồng minh NATO đã nhất trí rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO, nhưng trọng tâm chính hiện nay tất nhiên là làm thế nào để đảm bảo rằng Ukraine có lợi thế trên chiến trường”. Ông Stoltenberg cũng nhắc lại bình luận của mình tại cuộc họp báo với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev cùng ngày, cho rằng tương lai của Ukraine là “một phần của NATO”.

Khi được hỏi khi nào Ukraine có thể gia nhập NATO, ông Stoltenberg từ chối đưa ra một mốc thời gian cụ thể và nói rằng đã thảo luận về cả tư cách thành viên NATO và vấn đề đảm bảo an ninh cho Ukraine với ông Zelensky. Từ tháng 4-2008, Ukraine và Georgia (Gruzia) đã tìm cách gia nhập NATO và khối hiệp ước quân sự này cũng “hoan nghênh” cả 2 nước trở thành thành viên của mình. Kể từ đó đến nay vẫn không có tiến triển gì mới về tình trạng thành viên của 2 nước dù vấn đề đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần.

HỮU DƯƠNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.