• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (23-5): Estonia và Latvia cùng thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Iris-T

Quân sự thế giới hôm nay (23-5) có những thông tin đáng chú ý sau: Nhật Bản sẽ viện trợ 100 xe tải quân sự cho Ukraine; Estonia và Latvia đàm phán thiết lập chung một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung; Hàn Quốc tăng cường quan hệ công nghiệp quốc phòng với Malaysia.

* Trang web chính thức của Tổng thống Ukraine ngày 22-5 đưa tin Nhật Bản sẽ viện trợ 100 xe tải quân sự cho Ukraine. Đây không phải là khoản viện trợ đầu tiên của Nhật Bản cho Ukraine. Tháng 3 vừa qua, các nghị sĩ Nhật Bản đã mua tặng 20 chiếc xe bán tải cho quân đội Ukraine bằng đóng góp riêng. Cũng trong tháng 3, Nhật Bản đã phân bổ 30 triệu USD để mua sắm vào cung cấp vũ khí phi sát thương cho Ukraine thông qua quỹ ủy thác của NATO.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng. Tại cuộc hội đàm riêng giữa 2 nhà lãnh đạo, ông Zelensky cảm ơn Nhật Bản đã huy động hỗ trợ quốc tế cho Ukraine, đặc biệt là gói hỗ trợ trị giá 7,6 tỷ USD và quyết định tiếp nhận và điều trị quân nhân Ukraine bị thương tại Bệnh viện của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

 Nhật Bản sẽ viện trợ 100 xe tải quân sự cho Ukraine. Ảnh: mil.in.ua

 Nhật Bản sẽ viện trợ 100 xe tải quân sự cho Ukraine. Ảnh: mil.in.ua

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận việc tăng cường hơn nữa khả năng hỗ trợ kỹ thuật - hậu cần cho lực lượng vũ trang Ukraine. Tổng thống Zelensky nhấn mạnh Ukraine tin tưởng vào sự trợ giúp của Nhật Bản ở Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về thực hiện Công thức hòa bình Ukraine vào tháng 7 sắp tới.

* Estonia và Latvia khởi động đàm phán mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Iris-T

Ngày 22-5, tờ The Defense Post đưa tin Estonia và Latvia đã bắt đầu đàm phán để cùng mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa mặt đất Iris-T từ nhà cung cấp vũ khí Đức Diehl Defense. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên ý định thư về trang bị chung một hệ thống phòng không tầm trung đã được hai bên ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2022 tại Madrid. Theo đó, Estonia và Latvia dự kiến sẽ tiếp nhận những lô hàng tên lửa đầu tiên vào năm 2024 và đưa vào hoạt động đầy đủ toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Iris-T vào năm 2025.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết: “Tôi rất vui mừng khi chúng ta đã đạt được dấu mốc quan trọng trong việc mua sắm chung hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung cùng với Latvia. Đây là một dự án chung có tầm vóc lịch sử trong hợp tác quốc phòng và là dự án lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước. Trong trường hợp đàm phán thành công, chúng tôi hy vọng sẽ ký kết hợp đồng và công bố nhà thầu chính thức ngay trong mùa hè này”.

Estonia và Latvia đàm phán thiết lập chung hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Iris-T. Ảnh: Diehl Defense

Estonia và Latvia đàm phán thiết lập chung hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Iris-T. Ảnh: Diehl Defense

Được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2014, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Iris-T có tầm bắn tối đa 40km và độ cao 20km. Phiên bản đầu tiên của Iris-T là tên lửa không-đối-không trang bị cho máy bay chiến đấu. Phiên bản mặt đất sau đó được phát triển và trở thành một biến thể trang bị trong hệ thống phòng không chiến thuật của Đức.

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Ināra Mūrniece cho biết: “Hệ thống phòng không chung giữa hai nước sẽ đảm bảo phòng không tốt hơn cho Latvia và Estonia, đồng thời sẽ bảo vệ người dân cũng như cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự hai nước một cách tối đa”.

Chi phí cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung này sẽ chỉ được tiết lộ sau khi việc đàm phán kết thúc giữa hai bên. Ngoài vũ khí và khí tài của hệ thống Iris-T, Estonia và Latvia sẽ được tiếp nhận các thiết bị, cơ sở hạ tầng, gói đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật liên quan.

* Hàn Quốc và Malaysia tăng cường hợp tác quốc phòng

Theo hãng tin Yonhap, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup bắt đầu chuyến công du 4 ngày tới Malaysia từ ngày 22-5 với mục đích đàm phán về hợp tác công nghiệp quốc phòng và tham dự lễ ký kết hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cho Malaysia. Tháng 2 vừa qua, Korea Aerospace Industries (KAI), nhà sản xuất máy bay duy nhất của Hàn Quốc, đã ký kết với Malaysia hợp đồng cung cấp 18 chiến đấu cơ FA-50.

Malaysia sẽ mua 18 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc. Ảnh: Không quân Hàn Quốc 

Malaysia sẽ mua 18 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc. Ảnh: Không quân Hàn Quốc 

Trong chuyến thăm, ông Lee sẽ gặp người đồng cấp Malaysia Mohamad Hasan và chào xã giao Thủ tướng Anwar Ibrahim nhằm thảo luận vấn đề hợp tác quốc phòng. Ông Lee cũng sẽ tham dự Triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi tại Sân bay quốc tế Langkawi.

Triển lãm Langkawi kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ ngày 23-5, quy tụ khoảng 600 công ty quốc phòng từ hơn 30 quốc gia và dự kiến sẽ có sự tham gia của người đứng đầu lực lượng quốc phòng 7 quốc gia trong đó Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Singapore. Cũng trong ngày 23-5, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc sẽ tham dự lễ ký kết hợp đồng cuối cùng cho thỏa thuận xuất khẩu FA-50 và bày tỏ thiện chí tiếp tục tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với Malaysia.

NGÔ TRUNG KIÊN (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.