Quân sự thế giới hôm nay (29-7): MiG-29 của Ukraine trang bị tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD
Quân sự thế giới hôm nay (29-7-2024) có những nội dung sau: Nga tung UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) giá rẻ sử dụng AI nhận dạng mục tiêu; máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine được trang bị tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD; Hàn Quốc ra mắt khinh hạm Ocean 4300.
* Nga tung UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) giá rẻ sử dụng AI để nhận dạng mục tiêu
TASS đưa tin, Nga đã triển khai phương tiện bay không người lái FPV giá rẻ, sản xuất trong nước, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động định vị các hệ thống vũ khí của Ukraine.
TASS dẫn lời một cựu chỉ huy đơn vị liên lạc có biệt danh Kalina cho biết, AI là một công nghệ thay đổi cuộc chơi vì nó cho phép UAV phát triển các hệ thống có thể nhắm mục tiêu và phát hiện các vật thể một cách độc lập. Công nghệ như vậy đã bắt đầu được tích hợp vào cả UAV FPV giá rẻ và UAV cảm tử (đạn tuần kích) tiên tiến do Bộ Quốc phòng Nga sử dụng. Những phương tiện bay không người lái này được huấn luyện để nhận dạng các mục tiêu cụ thể như xác định một chiếc xe tăng, nhận dạng nó và bay thẳng đến mục tiêu.
Mặc dù việc sử dụng AI trong UAV không phải là điều mới mẻ, nhưng việc triển khai AI cho UAV FPV giá rẻ đánh dấu một sự đổi mới đáng kể trên chiến trường.
Nga sử dụng UAV được chế tạo từ các vật liệu như xốp và gỗ dán để lập bản đồ vị trí các hệ thống phòng không của Ukraine. Ảnh minh họa: Defense Express |
Mới đây, Nga cũng đã giới thiệu 2 UAV mới, mà theo Reuters là được chế tạo từ các vật liệu như xốp và gỗ dán. Một biến thể của những phương tiện bay không người lái này được trang bị camera và thẻ SIM điện thoại di động của Ukraine, cho phép nó truyền hình ảnh trở lại lực lượng Nga. Việc sử dụng thẻ SIM Ukraine mang tính chiến lược vì sẽ cung cấp phạm vi phủ sóng rộng khắp Ukraine mà không gây báo động.
Việc triển khai các phương tiện bay không người lái này nhằm lập bản đồ vị trí các hệ thống phòng không của Ukraine như hệ thống tên lửa Patriot, hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS, hệ thống phòng không IRIS-T SLM, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300.
* Máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine trang bị tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD
Army Recognition dẫn báo cáo từ tài khoản X Chuck Pfarrer cho biết, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD và Ukraine đã lắp đặt thành công tên lửa này trên máy bay chiến đấu MiG-29, giúp tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu trên không.
Phía Mỹ chưa chính thức xác nhận việc chuyển giao tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD cho Ukraine. Tuy nhiên, hồi tháng 5-2023, xác của một tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD (mẫu ADM-160B) đã được phát hiện ở Luhansk sau một cuộc tấn công của Ukraine. Điều này cho thấy Ukraine có khả năng đã sử dụng những tên lửa mồi nhử này trong một thời gian.
Tên lửa mồi nhử ADM-160 gắn trên máy bay ném bom B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ |
Tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD dài khoảng 2,84m, nặng khoảng 45kg, tầm bắn hơn 930km, cho phép nó tiếp cận các mục tiêu ở xa. Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của tên lửa mồi nhử này là khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như mồi nhử, gây nhiễu và trinh sát. Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị hệ thống điều khiển bay tiên tiến cho phép nó lập trình đường bay, mô phỏng mặt cắt radar và cấu hình bay của nhiều loại máy bay.
Trong tác chiến, tên lửa ADM-160 MALD đánh lừa, làm cho hệ thống phòng không của đối phương bối rối bằng cách bắt chước những máy bay lớn hơn, có giá trị hơn. Khả năng này buộc đối phương phải phân bổ sai nguồn lực, nhắm vào mồi nhử thay vì máy bay chiến đấu thực sự. Tên lửa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chế áp hệ thống phòng không của đối phương bằng cách thu hút và làm cạn kiệt tên lửa đất đối không và các khí tài phòng không khác, tạo điều kiện cho máy bay dễ dàng xâm nhập không phận được bảo vệ.
Kích thước nhỏ gọn và thiết kế nhẹ của tên lửa cho phép một máy bay có thể mang theo nhiều tên lửa mồi nhử, giúp tăng đáng kể số lượng mồi nhử có thể triển khai trong một nhiệm vụ. Hơn nữa, việc tích hợp với các máy bay hiện đại như F-16 và “pháo đài bay” B-52 mang lại sự linh hoạt trong việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả chiến đấu tổng thể.
* Hàn Quốc ra mắt khinh hạm Ocean 4300
Công ty Hanwha Ocean của Hàn Quốc vừa giới thiệu khinh hạm mới nhất của mình, Ocean 4300 tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Ấn Độ Dương 2024 diễn ra từ 24 đến 26-7 tại Australia.
Khinh hạm Ocean 4300 được thiết kế để đáp ứng cả nhu cầu tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và tác chiến phòng không (AAW), mang lại sự linh hoạt và sức mạnh vô song.
Tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Ấn Độ Dương 2024 tại Australia, Hanwha Ocean (Hàn Quốc) đã giới thiệu Ocean 4300 - khinh hạm lớp Deagu mới. Ảnh: Reddit/Philippine Military |
Một trong những tính năng nổi bật của Ocean 4300 là hệ thống đẩy kết hợp diesel-điện và khí (CODLOG). Hệ thống này đảm bảo hiệu suất và hiệu quả cao, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của hoạt động hải quân hiện đại. Ngoài ra, khinh hạm còn được trang bị khả năng sonar tiêu chuẩn cao, nâng cao hiệu suất tác chiến chống tàu ngầm. Tàu cũng cung cấp hỏa lực đáng kể với hệ thống phóng thẳng đứng 32 ô, tương thích với cả hệ thống KVLS-I và MK41.
Ocean 4300 đã thu hút sự quan tâm của Hải quân Hàn Quốc vốn nổi tiếng với việc chú trọng vào hỏa lực. Việc đưa vào sử dụng khinh hạm ASW/AAW chuyên dụng như Ocean 4300 sẽ giúp nâng cao khả năng và tính linh hoạt trong hoạt động của Hải quân Hàn Quốc.
Việc Hanwha Ocean ra mắt khinh hạm Ocean 4300 là một dấu mốc quan trọng trong công nghệ tác chiến hải quân. Với khả năng tiên tiến, tùy chọn cảm biến linh hoạt và hệ thống đẩy và sonar mạnh mẽ, Ocean 4300 có thể sẽ trở thành một nhân tố chủ chốt trên thị trường quốc phòng hải quân quốc tế nhờ giải pháp ASW/AAW tiên tiến.
MAI HƯƠNG (tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.