Quân sự thế giới hôm nay (30-9): Ấn Độ từ bỏ F-35A, mua máy bay chiến đấu F-21?
Quân sự thế giới hôm nay (30-9) gồm có những nội dung chính sau: Nga phát triển hệ thống drone thả mìn PFM-1; Azerbaijan hiện đại hóa pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka; Ấn Độ từ bỏ F-35A, mua máy bay chiến đấu F-21?
* Nga phát triển hệ thống drone thả mìn PFM-1
Chuyên gia và cố vấn trong lĩnh vực công nghệ vô tuyến quân sự Serhiy Beskrestnov, mật danh Serhiy Flesh, vừa công bố một bức ảnh về máy bay không người lái của Nga (drone) được trang bị hệ thống thả mìn chống bộ binh. Theo chuyên gia này, Nga đã lắp đặt 4 quả mìn PFM-1 theo cặp trên chiếc drone DJI Mavic 3.
Máy bay không người lái DJI Mavic được trang bị 4 quả mìn PFM-1. Ảnh: t.me/serhii_flash |
Loại mìn này có thể được “rải” trên tuyến đường di chuyển của các phương tiện hạng nhẹ và gây hỏng bánh xe. Mìn gồm 2 biến thể: PFM-1 và PFM-1S. PFM-1 không được trang bị cơ chế tự hủy, trong khi PFM-1S được tích hợp thiết bị kích hoạt nổ sau 1-40 giờ triển khai.
Thân mìn chủ yếu được làm bằng nhựa và phần kim loại duy nhất chứa thuốc nổ lỏng nằm giữa hai cánh. Quả mìn phát nổ gây thương tích chủ yếu ở phần dưới chân. Tổng trọng lượng của quả mìn là 75g, trong đó có 37g thuốc nổ.
Defense Express trước đó cũng đưa tin Nga đã giới thiệu drone Buran làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, trinh sát và tấn công. Về thiết kế, Buran trông như một chiếc trực thăng 6 cánh, tải trọng tối đa 80kg, bán kính bay 20km, có thể đạt tốc độ 70 km/giờ, độ cao bay 3.000m. Buran được trang bị hệ thống liên lạc 3 băng tần được bảo vệ chống lại các biện pháp tác chiến điện tử.
Drone Buran có tải trọng tối đa 80kg, bán kính bay 20km, có thể đạt tốc độ 70 km/giờ, độ cao bay 3.000m. Ảnh: Defense Express |
Bulgarian Military dẫn tin từ TASS cho biết, Công ty Uralvagonzavod của Nga đã chế tạo phương tiện bay không người lái (UAV) Berdysh có thể làm nhiệm vụ tấn công, sử dụng súng phun lửa phản lực bộ binh Shmel hay súng phóng lựu RPG-30 Hook. Berdysh còn có khả năng vận chuyển hàng nặng 20kg trên quãng đường 25km hoặc thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
* Azerbaijan hiện đại hóa pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế ADEX 2024 tại thủ đô Baku, Azerbaijan đã giới thiệu dự án hiện đại hóa pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka.
Theo Defense Express, các hệ thống pháo phòng không tự hành Shilka của Azerbaijan đã được trang bị một radar mới có khả năng phát hiện mục tiêu có tiết diện phản xạ radar là 1m² ở khoảng cách 20km, 0,1 m² ở 10km và 0,01m² ở 7km. Radar này có thể đồng thời theo dõi 100 mục tiêu trong phạm vi 15km đối với mục tiêu 1m², 7km đối với mục tiêu 0,1m² và 4km đối với mục tiêu 0,01m², cải thiện khả năng đánh chặn của Shilka trước nhiều mối đe dọa khác nhau.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Azerbaijan tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế ADEX 2024. Ảnh: Army Recognition |
Vũ khí của hệ thống không thay đổi, nhưng phương tiện được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số mới có khả năng tính toán chính xác độ lệch cần thiết để bắn trúng mục tiêu, nâng cao hiệu quả chiến đấu tổng thể. Hệ thống quang điện tử COAPS-L của Elbit Systems cũng được lắp đặt để phát hiện mục tiêu bằng hình ảnh.
Hệ thống chiến đấu này cũng được trang bị thêm hệ thống dẫn đường hiện đại dựa trên định vị toàn cầu GPS. Đáng chú ý là trạm giám sát điện tử đã được tích hợp trên Shilka nhằm chống lại máy bay không người lái.
Ở giai đoạn tiếp theo của dự án, Azerbaijan muốn tích hợp thêm hệ thống tên lửa phòng không vác vai Verba của Nga.
* Ấn Độ từ bỏ chiến đấu cơ F-35A, mua máy bay chiến đấu F-21?
Trang idrw.org của Ấn Độ thông tin Lockheed Martin hiện đang tập trung bán 114 máy bay chiến đấu F-21 cho Ấn Độ thay vì cung cấp chiến đấu cơ F-35A.
Một số chuyên gia quân sự nghi ngờ về việc Ấn Độ sẽ tiếp nhận F-35 do máy bay này không tương thích với các hệ thống hiện tại của Ấn Độ. Một số khác coi màn trình diễn của 2 chiếc F-35 tại triển lãm Aero India năm 2023 là biểu tượng làm sâu sắc quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ hơn là một vụ mua bán sắp diễn ra.
Ấn Độ sẽ mua máy bay chiến đấu F-21 thay vì F-35A?. Ảnh: Lockheed Martin |
Đề xuất của Mỹ về việc bán máy bay chiến đấu F-21, phiên bản phát triển từ F-16V, cho Ấn Độ là một bước ngoặt quan trọng trong các cuộc đàm phán mua sắm quốc phòng giữa hai nước. Đề nghị này phù hợp với sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” và tiến độ của chương trình phát triển máy bay chiến đấu nội địa thế hệ thứ 5 của nước này, tập trung vào chuyển giao công nghệ, thúc đẩy năng lực sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài.
F-21 được trang bị hệ thống tránh va chạm mặt đất, cần tiếp nhiên liệu có thể thu gọn và radar AN/APG-83 theo công nghệ từ máy bay phản lực thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35. Máy bay có buồng lái bằng kính được nâng cấp và hệ thống điện tử hàng không tinh vi giúp nâng cao hiệu quả chiến đấu. F-21 có thể mang nhiều tên lửa không đối không AIM-120.
Nếu Ấn Độ quyết định mua F-35, họ sẽ ngay lập tức được tiếp cận công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ tàng hình. Ảnh minh họa: Không quân Mỹ |
Xét về tương lai, nếu chương trình “Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến” (AMCA) của Ấn Độ đạt được tiến triển, nước này có thể lựa chọn đầu tư vào sản xuất trong nước thay vì mua F-35. Tuy nhiên, mục tiêu chế tạo máy bay chiến đấu của riêng Ấn Độ không phải là không có rào cản, như hạn chế về công nghệ và đòi hỏi phải đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, nếu Ấn Độ quyết định mua F-35, họ sẽ ngay lập tức được tiếp cận công nghệ tiên tiến và đặc biệt là công nghệ tàng hình, nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của Không quân nước này. Nhưng động thái này đi kèm với những rủi ro như phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, khả năng kiểm soát hạn chế đối với việc sản xuất và các tính năng kỹ thuật của máy bay.
Nói một cách đơn giản, các quyết định mà Ấn Độ đưa ra liên quan đến F-35 và chương trình máy bay chiến đấu nội địa thế hệ thứ 5 của họ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình tương lai của ngành hàng không quân sự nước này trong nhiều năm tới.
MAI HƯƠNG (tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 14-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 39, phiên họp thường kỳ tháng 11, được tổ chức trong thời gian giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ tám.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)
Sáng 14-11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương thăm, làm việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng).
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Boluarte
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Peru Dina Boluarte, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12 đến 14-11. Chiều ngày 13-11 (giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống, ngay sau Lễ đón Chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm chính thức với Tổng thống Dina Boluarte.
Mỹ sẽ tiến hành “thanh lọc” chưa từng có tại Lầu Năm Góc
Theo Reuters, ngày 14-11, các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đề xuất một “cuộc cải tổ chưa từng có” tại Lầu Năm Góc.
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức đề cử một loạt quan chức trong Nội các mới
Ngày 13-11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố đề cử thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Florida, đảm nhận cương vị Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Mỹ: Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện
Các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ ngày 13-11 đã bầu Thượng nghị sĩ John Thune của bang South Dakota làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện khóa tới, thay thế cho nhà lãnh đạo kỳ cựu là ông Mitch McConnell, 82 tuổi, người sẽ từ chức với kỷ lục 18 năm liền đảm nhiệm cương vị này.