• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (6-7): Pháo tự hành Bohdana có thể chinh phục thị trường vũ khí thế giới

Quân sự thế giới hôm nay (6-7) có những thông tin đáng chú ý sau: Pháo tự hành Bohdana của Ukraine có cơ hội chinh phục thị trường vũ khí thế giới; NATO kêu gọi Serbia và Kosovo hạ nhiệt căng thẳng; Đức tăng chi tiêu quốc phòng.

* NATO kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng giữa Serbia và Kosovo

Ngày 5-7, Trợ lý Tổng thư ký NATO Tom Goffus đã tới Kosovo và kêu gọi Serbia và Kosovo thực hiện các bước “khẩn cấp” để ngăn chặn leo thang căng thẳng, vì sự ổn định chung của khu vực. Ông Goffus nhấn mạnh: “Điều cần thiết là cả hai bên phải phối hợp hành động một cách thích hợp trên thực địa và tôn trọng các thỏa thuận hiện có”.

Trợ lý Tổng thư ký NATO cũng cho rằng để có ổn định lâu dài thì một giải pháp chính trị là điều cần thiết và cả Kosovo và Serbia đều phải tham gia một cách tích cực và có tính xây dựng vào đối thoại do EU sắp xếp. NATO cũng kêu gọi cả hai bên thực hiện “đầy đủ và càng sớm càng tốt” thỏa thuận Ohrid đạt được ngày 18-3 để bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

NATO kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng giữa Serbia và Kosovo. Ảnh: EPA

NATO kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng giữa Serbia và Kosovo. Ảnh: EPA

Ngày 18-3, Kosovo và Serbia nhất trí triển khai thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Ohrid do EU hậu thuẫn và coi đây là điều kiện để hai bên gia nhập khối. Tuy vậy, lãnh đạo Kosovo và Serbia cho biết vẫn còn nhiều bất đồng.

* Pháo tự hành Bohdana của Ukraine có cơ hội chinh phục thị trường vũ khí thế giới

Theo tờ Ekonomichna Pravda, Ukraine đang có cơ hội xuất khẩu lựu pháo tự hành Bohdana ra thị trường vũ khí thế giới. Tờ báo trích lời Giám đốc Công ty Thiết giáp Ukraine Vladyslav Belbas cho biết: “Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhưng các sản phẩm của họ đắt và thời gian giao hàng lâu hơn. Tại các cuộc đấu thầu mà chúng tôi đã tham gia, tùy thuộc vào cấu hình và phiên bản, pháo tự hành Bohdana có giá thấp hơn từ 30-50% so với lựu pháo Caesar của Pháp”.

Ngoài ra, Ukraine có một lợi thế mà ngay cả các nhà sản xuất phương Tây cũng không có. Đó là thử nghiệm khí tài của mình trong điều kiện chiến đấu thực tế và sử dụng kinh nghiệm từ chiến trường để hiện đại hóa khí tài. 

Pháo tự hành Bohdana của Ukraine được nhiều nước quan tâm. Ảnh: Ekonomichna Pravda

Pháo tự hành Bohdana của Ukraine được nhiều nước quan tâm. Ảnh: Ekonomichna Pravda

Ukraine thường được so sánh với Israel do cả hai nước đều trong điều kiện có xung đột trong nhiều năm. Khi nói đến vũ khí của Israel, ai cũng hiểu rằng chúng được phát triển trong điều kiện thực chiến chứ không phải chỉ để trưng bày hay sử dụng trong các cuộc duyệt binh hoặc hội thao.

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, nhiều nước, trong đó có Morocco, Malaysia, Saudi Arabia và Ai Cập đã quan tâm đến lựu pháo Bohdana của Ukraine. Bohdana là tổ hợp pháo tự hành đầu tiên do Ukraine sản xuất, có cỡ nòng tiêu chuẩn NATO 155mm, tầm bắn 42km khi sử dụng đạn nổ tiêu chuẩn và 50km khi sử dụng đạn pháo phản lực, tốc độ bắn tối đa 6 phát/phút. Một hệ thống lựu pháo Bohdana có thể mang theo 20 quả đạn pháo. Bohdana lần đầu tiên ra mắt năm 2018 và đã bắt đầu đưa vào sử dụng trên thực địa ở đảo Rắn vào tháng 4-2022.

* Nội các Đức thông qua dự thảo chi tiêu quốc phòng năm 2024

Ngày 6-7, nội các Đức đã thông qua dự thảo ngân sách năm 2024 với các hạng mục chi tiêu thấp hơn, trừ chi tiêu quốc phòng. Theo đó, chính phủ Đức đề xuất chi tiêu 445,7 tỷ euro (485,7 tỷ USD), giảm gần 7% so với con số 476,3 tỷ euro (519 tỷ USD) dự kiến chi trong năm nay. Chi tiêu quốc phòng theo dự thảo ngân sách tăng 1,7 tỷ euro (1,85 tỷ USD) lên khoảng 51,8 tỷ euro (56,2 tỷ USD).

Đức có kế hoạch đạt mục tiêu của NATO là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng trong năm 2024. Ảnh: Getty Images 

Đức có kế hoạch đạt mục tiêu của NATO là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng trong năm 2024. Ảnh: Getty Images 

Quốc hội Đức dự kiến sẽ thông qua dự thảo ngân sách cuối cùng vào tháng 12 tới.

Đức có kế hoạch đạt mục tiêu của NATO là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng vào năm tới, với sự giúp đỡ từ quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro (108,5 tỷ USD) được thành lập để hiện đại hóa quân đội Đức sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine nổ ra. Berlin từ lâu đã lên kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu 2% của NATO, nhưng chưa bao giờ đạt được con số này. Dự kiến mục tiêu 2% tổng sản phẩm quốc nội chi cho quốc phòng từ ngân sách thường xuyên sẽ chỉ đạt được vào cuối thập kỷ này.

Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

QUÝ CHUNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.