• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (8-11): Nhật Bản trang bị tên lửa JSM cho tiêm kích F-35A

Quân sự thế giới hôm nay (8-11) có những nội dung sau: Nhật Bản trang bị tên lửa JSM cho tiêm kích F-35A, Philippines sắp tiếp nhận 40 tàu tuần tra cảnh sát biển, Israel chi 5,2 tỷ USD mua tiêm kích F-15 của Mỹ.

Nhật Bản trang bị tên lửa JSM cho tiêm kích F-35A

Nhật Bản vừa ký thỏa thuận mua tên lửa tấn công liên hợp (JSM) của hãng sản xuất vũ khí Kongsberg (Na Uy) để trang bị cho đội máy bay tiêm kích F-35A. Đây là hợp đồng  thứ 5 của Nhật Bản với Kongsberg để mua dòng tên lửa này, với tổng trị giá lên tới 173 triệu USD.

Quân sự thế giới hôm nay (8-11): Nhật Bản trang bị tên lửa JSM cho tiêm kích F-35A
Tên lửa tấn công liên hợp (phải) được hãng Kongsberg phát triển từ dòng tên lửa tấn công hải quân (NSM) (trái). Ảnh: Kongsberg

Ông Eirik Lie, Chủ tịch Kongsberg Defence & Aerospace, nhấn mạnh: "Thỏa thuận này thể hiện vai trò quan trọng của tên lửa JSM trong chiến lược phòng thủ quốc gia của Nhật Bản và là một minh chứng rõ rệt cho mối quan hệ ngày càng phát triển giữa chính phủ Na Uy, Nhật Bản và hãng Kongsberg".

JSM là dòng tên lửa hành trình phóng từ trên không, sở hữu hệ thống dẫn đường tiên tiến giúp tăng cường độ chính xác cho các nhiệm vụ tấn công tầm xa. Tên lửa này được thiết kế để có thể đặt bên trong khoang vũ khí của tiêm kích F-35, với khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến hơn 275km. Tên lửa JSM còn được tích hợp hệ thống quét ảnh hồng ngoại tiên tiến, giúp tăng khả năng nhận diện mục tiêu.

Nhật Bản đặt mua tên lửa JSM của Kongsberg lần đầu tiên vào năm 2018. Đến năm 2020, nước này ký thỏa thuận mua 105 tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ với chi phí ước tính khoảng 23 tỷ USD. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã liên tục tăng ngân sách cho quốc phòng và tập trung nâng cao năng lực cho lực lượng không quân.

Tháng 1-2024, Nhật Bản đã ký kết hợp tác với tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ) và công ty Mitsubishi Electric để phát triển công nghệ mới nhằm nâng cấp hệ thống phòng không của mình. Đến tháng 9-2024, Chính phủ Nhật Bản công bố gói ngân sách trị giá 288 triệu USD để phát triển một loại máy bay tác chiến điện tử mới dựa trên nguyên mẫu máy bay tuần tra săn ngầm Kawasaki P-1.

Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản cho năm 2025 dự kiến vào khoảng 8,5 nghìn tỷ yên (tương đương 59 tỷ USD). Đây là một nội dung trong chương trình nâng cao tiềm lực quốc phòng kéo dài 5 năm của Nhật Bản, với mục tiêu tăng ngân sách chi cho quốc phòng hằng năm, phấn đấu tương đương khoảng 2% GDP của nước này vào năm 2027.

Philippines sắp tiếp nhận 40 tàu tuần tra cảnh sát biển

Cảnh sát biển Philippines sắp tiếp nhận 40 tàu tuần tra nhanh trị giá 25,8 tỷ peso (khoảng 439 triệu USD), được tài trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Pháp. Các tàu tuần tra này không chỉ hỗ trợ nhiệm vụ chấp pháp trên biển mà còn phục vụ cho công tác cứu hộ thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với thảm họa.

Bên cạnh đó, thỏa thuận còn bao gồm gói hỗ trợ hậu cần tích hợp và cung cấp thiết bị phụ trợ cho các căn cứ tiếp nhận tàu tuần tra của Cảnh sát biển Philippines. Đặc biệt, một nửa số tàu này sẽ được đóng tại các cơ sở trong nước, nhằm nâng cao năng lực sản xuất tàu biển và tạo thêm việc làm cho người dân.

Quân sự thế giới hôm nay (8-11): Nhật Bản trang bị tên lửa JSM cho tiêm kích F-35A
 Tàu tuần tra BRP Teresa Magbanua mang số hiệu 9701 của Cảnh sát biển Philippines. Ảnh: Cảnh sát biển Philippines

Theo ông Arsenio M. Balisacan, Giám đốc Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia Philippines, dự án này phù hợp với mục tiêu của Chính phủ Philippines trong việc tăng cường an ninh hàng hải bằng cách nâng cao năng lực của các lực lượng, cảnh sát biển là một ví dụ. Ông cho biết: “Những tàu tuần tra mới sẽ giúp hỗ trợ ngăn chặn các hoạt động buôn lậu và tội phạm khác, đồng thời bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển trọng yếu của Philippines”.

Trong buổi gặp gỡ báo chí, Đô đốc Ronnie Gavan, Tư lệnh Cảnh sát biển Philippines, mô tả thương vụ này là "đợt mua sắm lớn nhất trong quá trình hiện đại hóa của Cảnh sát biển Philippines". Ông nhấn mạnh: “Đây là một bước thay đổi lớn, cho phép chúng tôi bố trí ít nhất hai tàu tuần tra ở mỗi khu vực, đủ để tiếp cận nhanh chóng các vùng biển để thực thi pháp luật".

Hiện tại, Cảnh sát biển Philippines gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động tuần tra và bảo vệ lợi ích hàng hải, do hạn chế về số lượng tàu thuyền, trang thiết bị và nhân lực. Tình hình cũng trở nên khó khăn hơn khi một số tàu của họ bị hư hại sau các lần va chạm trên Biển Đông.

Chính vì vậy, lực lượng cảnh sát biển Philippines vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao năng lực của mình thông qua các thỏa thuận hợp tác chiến lược và việc mua sắm các loại tàu tuần tra mới. Gần đây nhất, Philippines đặt mua 5 tàu tuần tra của Nhật Bản với tổng trị giá 413 triệu USD và tiếp nhận thêm 2 tàu tuần tra nhanh cho lực lượng hải quân nước mình.

Israel chi 5,2 tỷ USD mua tiêm kích F-15 của Mỹ

Bộ Quốc phòng Israel vừa công bố thỏa thuận mua 25 máy bay chiến đấu F-15 thế hệ tiếp theo từ hãng Boeing (Mỹ) với tổng trị giá 5,2 tỷ USD. Đây là một phần trong gói viện trợ quân sự mà Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã phê duyệt dành cho Israel từ hồi đầu năm, đồng thời thỏa thuận cũng bao gồm tùy chọn mua thêm 25 chiếc F-15 nữa trong tương lai.

Quân sự thế giới hôm nay (8-11): Nhật Bản trang bị tên lửa JSM cho tiêm kích F-35A
Dòng máy bay tiêm kích F-15 mà Israel đặt mua của hãng Boeing. Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel 

Thỏa thuận được chính thức ký kết hôm 6-11 sau quá trình đàm phán kéo dài giữa đại diện Bộ Quốc phòng Israel, lực lượng không quân của nước này, và lãnh đạo tập đoàn Boeing. Thiếu tướng Eyal Zamir, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng Israel, đã ký phê duyệt thỏa thuận này trong chuyến công tác đến Mỹ hồi tháng trước.

Các tiêm kích F-15 mới sẽ được trang bị hệ thống vũ khí tối tân, tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất do Israel phát triển. Máy bay sẽ có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng, mang theo nhiều vũ khí hơn, và hoạt động hiệu quả trong nhiều tình huống tác chiến khác nhau. Những nâng cấp này cho phép Không quân Israel duy trì lợi thế chiến lược, đối phó hiệu quả với các thách thức hiện tại và tương lai ở khu vực Trung Đông.

Theo dự kiến, những chiếc F-15 thế hệ mới đầu tiên sẽ được bàn giao từ năm 2031, với số lượng bàn giao trung bình là khoảng 4-6 chiếc/năm. Thương vụ này không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa Israel và Mỹ mà còn thể hiện cam kết chung của hai nước đối với an ninh khu vực.

TRUNG THÀNH (Tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.