• Click để copy

Quảng Nam: Phát triển du lịch từ văn hóa cộng đồng

Nhiều năm trở lại đây, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, giữ vững an ninh - quốc phòng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế mới cho nhân dân.

Quảng Nam: Phát triển du lịch từ văn hóa cộng đồng

Văn hóa cộng đồng là nét đẹp của đồng bào vùng cao Nam Trà My. Ảnh: P.T 

Ngôi làng của người Ca Dong

Nằm lọt thỏm giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, làng Lê (thôn 2, xã Trà Don) được nhiều người dân, du khách biết đến khi đặt chân tới Nam Trà My. Làng có hơn 40 hộ đồng bào người Ca Dong sinh sống và đến nay, hầu hết bản sắc văn hóa đặc trưng vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.

Làng Lê hình thành từ lâu đời với lối kiến trúc nhà sàn gỗ quen thuộc, được xây dựng theo từng bậc từ chân lên đến lưng chừng núi. Bất kể vị trí nào trong làng cũng có thể phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đặc biệt là “săn mây” như xu hướng du lịch hiện nay ở nhiều địa phương có địa hình tương tự.

Đời sống của cư dân làng Lê cũng là điểm nhấn với nếp sinh hoạt truyền thống nhưng vẫn phù hợp với thời đại. Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền và nhân dân mà đến nay, hệ thống giao thông ra vào làng Lê khá thuận lợi, đặc biệt vệ sinh môi trường trong làng và ở từng hộ gia đình luôn được đảm bảo.

Làng Lê cũng là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc như lễ hội Tết Máng nước, đâm trâu huê; các món ngon đặc trưng như cơm lam, canh rau doi, thịt gác bếp; cùng với đó là nghề dệt thổ cẩm truyền thống hay sản xuất đặc sản rượu cần nức tiếng gần xa...

Quảng Nam: Phát triển du lịch từ văn hóa cộng đồng

Già làng là cầu nối giữa các thế hệ, là kho tàng văn hóa quý báu của người Ca Dong. Ảnh: P.T

 

Theo già Hồ Văn Cầu, điều cốt lõi giúp làng Lê giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào Ca Dong qua bao đời là ở tinh thần đoàn kết cộng đồng, trong đó có sự dẫn dắt của các vị già làng. Họ chính là cầu nối giữa các thế hệ, cũng chính là kho tàng văn hóa quý báu của người Ca Dong ở Trà Don nói riêng và cộng đồng Ca Dong nói chung.

“Làng Lê hiện có một vị già làng, một vị phó già làng, bên cạnh đó, số người cao tuổi trong làng nhiều so với những nơi khác. Mỗi vị đều có kiến thức phong phú về văn hóa, tín ngưỡng địa phương, đồng thời uy tín trong cộng đồng rất cao vì biết nêu gương trong lao động cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày”, già Cầu nói.

Tạo đà cho du lịch

Làng Lê là một trong số những ngôi làng đặc trưng thể hiện trọn vẹn đời sống kinh tế, nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số ở vùng cao Nam Trà My.

Bên cạnh đó có thể kể đến các làng như Cheng Tông, Lâng Loang (người Xê Đăng, xã Trà Cang), Tắk Lang, Tắk Ngo, Kon Ping (người Xê Đăng, xã Trà Linh), Bằng La (người Mơ Nông, xã Trà Leng)… Mỗi ngôi làng mang một bản sắc của của cư dân ở đó, là dấu ấn, cơ sở để phát huy tiềm năng du lịch từ cộng đồng, mang lại thu nhập cho người dân.

Trà Cang là một trong số những xã tích cực ở Nam Trà My trong công tác bảo tồn văn hóa, duy trì nếp sống lành mạnh trong cộng đồng thông qua nhiều hoạt động thiết thực.

Có thể kể đến như thành công từ Hội thi cồng chiêng, hát ting ting và làm sản phẩm nghề truyền thống hồi cuối tháng 8-2022, hay lễ hội Tết Máng nước diễn ra từ ngày 3 - 5 tháng 1 tại làng Cheng Tông (thôn 1). Đây sẽ là bước khởi đầu để các cấp ngành định hình, nhận diện lại các giá trị văn hóa của địa phương nhằm có kế hoạch bảo tồn, khai thác.

Theo ông Phạm Văn Thương - Phó Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Nam Trà My, bên cạnh khai thác thế mạnh về tự nhiên với nhiều danh thắng nổi bật, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, hướng đến phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

“Chúng tôi đã hỗ trợ các địa phương kinh phí mua sắm cồng chiêng, mỗi xã một bộ gồm 10 nhạc cụ, đồng thời mời nghệ nhân dạy đánh cồng chiêng cho nhân dân. Bên cạnh đó, phân bổ kinh phí và phối hợp tổ chức phục dựng Lễ Tết Máng nước tại làng Lê, xã Trà Don với kinh phí gần 140 triệu đồng và gần nửa tháng làm công tác chuẩn bị.

Đây là nỗ lực rất lớn nhằm phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương” - ông Thương nói.

Theo baoquangnam.vn

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.