• Click để copy

Quy định xử phạt việc kinh doanh hàng nhập khẩu mà không có nhãn phụ

Cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP

Trong điều kiện kinh tế mở cửa, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài đã trở nên phổ biến trên thị trường Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng được tiếp cận, sử dụng đúng sản phẩm có xuất xứ nước ngoài đúng chức năng, công dụng thì việc đọc được các thông tin nhãn hàng hóa gắn trên sản phẩm là ưu tiên quan trọng hàng đầu.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, một số tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hóa và tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh chưa thực hiện đúng việc ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đối với hàng hóa là hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho cơ quan chức năng, người tiêu dùng khi kiểm tra kiểm soát, sử dụng sản phẩm.

Cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm các quy định pháp luậtCá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm các quy định pháp luật

Từ năm 2022 đến nay, Cục QLTT Kiên Giang đã kiểm tra, phát hiện 35 vụ vi phạm về hành vi “buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam”, xử lý 33 vụ, tổng số tiền xử phạt trên 290 triệu đồng, tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 2 tỷ đồng.

Theo khoản 3 Điều 7 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Đồng thời, khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”

Như vậy, theo quy định này, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khi bày bán, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cũng phải chấp hành đúng quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này, như sau (mức phạt áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa):

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa là hàng nhập khẩu, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang khuyến cáo, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa và các tổ chức, cá nhân khi bày bán, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải chấp hành đúng quy định pháp luật về ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

* Lưu ý: quy định pháp luật có thể thay đổi tùy tình hình thực tế

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội lần đầu công bố điểm chuẩn và điểm thi lớp 10 cùng lúc
Hà Nội lần đầu công bố điểm chuẩn và điểm thi lớp 10 cùng lúc

Năm 2025, lần đầu tiên Hà Nội sẽ công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 cùng một thời điểm để giảm áp lực chờ đợi điểm chuẩn, kết quả trúng tuyển cho học sinh.

Trường Sĩ quan Thông tin Khai mạc chương trình tự học tiếng Anh giao tiếp
Trường Sĩ quan Thông tin Khai mạc chương trình tự học tiếng Anh giao tiếp

Chiều 10-4, Trường Sĩ quan Thông tin tổ chức khai mạc chương trình tự học tiếng Anh giao tiếp cho toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên trong trường. Đại tá Lê Xuân Hùng, Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì khai mạc.

Lâm Đồng: Nhanh chóng dập tắt đám cháy ở kho chứa gốm sứ
Lâm Đồng: Nhanh chóng dập tắt đám cháy ở kho chứa gốm sứ

Vào khoảng 10 giờ ngày 10-4, ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã xảy ra cháy ở căn nhà sử dụng làm kho chứa đồ gốm sứ trong khu vực dân cư.

Hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm
Hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030 do Bộ Y tế tổ chức ngày 10-4.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon

Sáng 10-4, theo đề nghị của phía New Zealand, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon để trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Sân bay Nội Bài tăng 17 bậc trong Top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2025
Sân bay Nội Bài tăng 17 bậc trong Top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2025

Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài được xếp hạng Top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2025. Đây là lần thứ 7 sân bay Nội Bài nằm trong bảng xếp hạng này, tăng 17 bậc so với năm 2024.