Sản phẩm xanh, nông sản hữu cơ Việt Nam chinh phục thị trường EU
Ông Jesper Clausen, Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản EuroCham cho biết: Khách hàng Châu Âu quan tâm nhất là các sản phẩm xanh. “Vậy nên nếu như có thể sản xuất theo hướng hữu cơ, không sử dụng chất bảo quản thì tôi tin rằng, khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU sẽ còn cao hơn nữa”, ông Jesper Clausen nhấn mạnh.
Trước khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu -EU (EVFTA) có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chịu mức thuế từ 10-20%.
Từ ngày 01/08/2020, EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU cắt giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Sản phẩm xanh, nông sản hữu cơ Việt Nam chinh phục thị trường EU. Ảnh Báo Dân trí.
Tuy vậy, sau 02 năm Hiệp định này chính thức đi vào thực thi, dù đã có sự tăng trưởng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu nhưng rõ ràng chưa xứng với tiềm năng của ngành này.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, năm 2021, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU chỉ đạt 193 triệu USD. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường này là vào khoảng 3,5 tỷ USD. Con số này cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự tận dụng được EVFTA để bứt phá xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
Theo các chuyên gia, lý do chính dẫn đến việc ngành rau quả chưa thực sự tạo được sự bứt phá trong xuất khẩu sang EU là do nhà nhập khẩu đặt ra nhiều quy định rất khắt khe. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm rau quả Việt Nam xuất sang thị trường này đều ở dạng thô, nên sẽ gặp khó khăn. Do đó, việc sản xuất theo hướng hữu cơ là chìa khóa để ngành rau quả có thể khai thác tốt hơn thị trường này.
Nói về vai trò của nông sản hữu cơ trong xuất khẩu sang thị trường EU, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Chánh Thu thông tin, ở một số nước hiện tại, đặc biệt là thị trường khó tính, nông sản hữu cơ đang mang giá trị rất cao bởi sau đại dịch Covid-19, người dân ở các quốc gia có xu hướng cần tìm những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này.
Sản phẩm xanh, nông sản hữu cơ Việt Nam chinh phục thị trường EU. Người nông dân trồng nông sản hữu cơ. Ảnh internet.
Ông Jesper Clausen, Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản EuroCham, chia sẻ: Điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cần tìm hiểu rõ khách hàng của mình. Với khách hàng Châu Âu, điều họ quan tâm nhất là vấn đề phát triển bền vững cũng như là các sản phẩm xanh. “Vậy nên nếu như có thể sản xuất theo hướng hữu cơ, không sử dụng chất bảo quản thì tôi tin rằng, khả năng xuất khẩu sang thị trường EU sẽ còn cao hơn nữa”, ông Jesper Clausen nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thủy sản Nam miền Trung cho rằng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang gặp rất nhiều thách thức về giá vật tư, nhân công, lợi nhuận, sản lượng... đặc biệt là sự thiếu đồng bộ trong sản xuất giữa các khâu. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xây dựng quy chuẩn cho nông sản hữu cơ, từ đó kiểm soát quy chuẩn. Làm được như vậy mới có thể kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng thiếu đồng bộ trong triển khai.
Mục tiêu đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 2,5-3% tổng diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm trên 1ha đất hữu cơ cao gấp 1,5-1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ, đem lại sức khỏe cho người tiêu dùng và hiệu quả kinh tế cho nông dân, doanh nghiệp.
Một số chuyên gia nông nghiệp nhìn nhận, hiện nay đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thông thường sang sản phẩm sạch, hữu cơ, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là sản phẩm có phân khúc đặc thù về nhu cầu thị trường, định vị thương hiệu.
Công Huy (t/h)
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.