• Click để copy

Sau tăng lương cơ sở, bao giờ sẽ cải cách tiền lương?

Từ hôm nay, mức lương cơ sở đã chính thức tăng từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng cho các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Đây là mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm bảo đảm giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công.

Quyết định này nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của nhân dân song nhiều ý kiến cũng cho rằng, Chính phủ cần xem xét và cân đối để sớm thực hiện việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII (gọi tắt là Nghị quyết số 27) để góp phần giúp bộ máy nhà nước hoạt động có động lực và giảm bớt các hệ lụy rời bỏ khu vực công vì lý do tiền lương.

Tinh thần cải cách tiền lương cũng là nội dung thường xuyên được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiên quyết nhắc đến tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội và trong các cuộc tiếp xúc cử tri.

"Dứt khoát phải cải cách tiền lương, không thể chậm được vì lương là để kích thích kinh tế, đầu tư. Tất cả cơ chế đặc thù phải được bãi bỏ, không thể có công chức loại 1, loại 2, loại 3 nữa. Có thể dịch bệnh ảnh hưởng nhưng quyết tâm vẫn làm được, vì vẫn còn nguồn dư cho cải cách tiền lương", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm này.

Tháng 10 sẽ trình Quốc hội phương án cải cách tiền lương?

Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển trong kinh tế-xã hội năm 2023 tại Kỳ họp thứ năm của Quốc hội mới đây, câu chuyện tăng lương, cải cách tiền lương là một trong những trăn trở của nhiều đại biểu Quốc hội. 

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu thời điểm tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1-7-2023 thì tính từ tháng 7-2019 đến nay đã là 4 năm mới được tăng lương. Như vậy, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành giáo dục, ngành y tế, cán bộ, công chức, kể cả cấp xã.

Tuy nhiên, đánh giá cao việc Chính phủ thực hiện việc nâng lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, song các đại biểu cũng đề nghị cần xem xét và cân đối để sớm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương để góp phần giúp bộ máy nhà nước hoạt động có động lực và giảm bớt các hệ lụy rời bỏ khu vực công vì lý do tiền lương.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Một chính sách tiền lương đúng đắn, có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Một chính sách tiền lương đúng đắn, có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đề cập đến chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội) cho biết, tháng 10 tới đây, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án cải cách tổng thể tiền lương theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị.

"Chúng ta đều biết chính sách tiền lương là vô cùng quan trọng. Một chính sách tiền lương đúng đắn, có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, một chính sách tiền lương bất hợp lý sẽ là rào cản đối với bước tiến xã hội", đại biểu nhấn mạnh. 

Đặc biệt, theo đại biểu, cần thực sự coi trả lương là một hình thức đầu tư cho con người, đầu tư cho tương lai và chỉ khi chúng ta có mức đầu tư tương xứng thì mới mang lại hiệu quả thiết thực.

"Đất nước chúng ta không thiếu người tài, những người tâm huyết, muốn cống hiến ngay trên đất nước mình nhưng thực sự cần một chính sách tiền lương đủ mạnh, tạo động lực, niềm tin cho người lao động", đại biểu bày tỏ. 

Nguồn nào để tăng lương?

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, xét về căn cứ chính trị thì Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị đã đề ra lộ trình cải cách rất cụ thể. Tuy nhiên, đến nay chúng ta đã 3 năm liên tiếp lỡ hẹn; Chính phủ đã đề nghị lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, cho chương trình phục hồi kinh tế.

“Đó là chủ trương đúng đắn, nhưng sau gần 2 năm thực hiện, hơn 14.000 tỷ đồng vốn Chương trình phục hồi kinh tế chưa thể phân bổ, hơn 429.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn chưa được giao. Tức là khi "thắt lưng buộc bụng" cho đầu tư phát triển thì một phần nguồn lực chưa phát huy hiệu quả - đây là điều đáng tiếc”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phân tích.

Tới đây, nếu cải cách tiền lương, mức tăng là bao nhiêu, theo đại biểu, còn chờ Quốc hội quyết định, nhưng rất cần thay đổi căn bản thực chất, chứ không chỉ về hình thức.

"Nhiều diễn đàn đề xuất tăng 21%, tức người đang có lương 10 triệu đồng thì tăng thêm 2,1 triệu đồng. Trong khi đó Nghị quyết 27 nêu, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu và chính sách tiền lương phải bảo đảm hội nhập quốc tế", đại biểu nói.

Đại biểu lưu ý, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thu hút nhân lực chất lượng cao diễn ra gay gắt, đặc biệt, các quốc gia đang đối mặt già hóa dân số, thu hút nhập cư là chìa khóa tăng trưởng kinh tế, nếu không có chính sách hợp lý thì nước ta hoàn toàn thua ngay trên sân nhà trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Từ những quan điểm trên, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai kiến nghị, cần thực hiện nghiêm quy định của Nghị quyết 27, theo đó, hằng năm dành 50% tăng thu dự toán, 70% tăng thu ngân sách địa phương và 40% tăng thu ngân sách Trung ương để dành cho tăng lương.

"Cần phân bổ đúng trật tự ưu tiên khi dùng nguồn tăng thu. Tức là, ưu tiên cho chính sách tiền lương trước khi xem xét các dự án đầu tư. Năm 2022 tăng thu lớn, ngân sách Trung ương là 195.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 208.000 tỷ đồng, số chuyển nguồn cải cách tiền lương 269.000 tỷ đồng, trong số này cần dành nguồn lực tương xứng cho cải cách tiền lương", đại biểu đề nghị.

TS Phạm Trọng Nghĩa (đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội) cũng nhấn mạnh quan điểm, kinh tế - xã hội chúng ta có phát triển đến đâu thì cuối cùng cũng là nhằm phục vụ con người, do đó, chúng ta phải xác định được nguồn lực để tăng lương cho cán bộ, công chức chính là nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Gợi mở một số cách tạo nguồn lực, TS Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, chúng ta đã sử dụng nhiều vốn ODA để đầu tư, phát triển hạ tầng và bây giờ cần tính đến phương án dùng nguồn vốn này để đầu tư cho nguồn nhân lực bằng việc tăng lương cho công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ đang xây dựng bảng lương mới theo lộ trình cải cách tiền lương

Trước ý kiến của các đại biểu Quốc hội quan tâm về vấn đề tiền lương tại phiên thảo luận ngày 1-6-2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin, Bộ Nội vụ cũng tham mưu cho cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực thi công vụ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Bộ Nội vụ cũng tham mưu cho cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Bộ Nội vụ cũng tham mưu cho cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. 

Thông tin thêm về việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã nêu rõ giải pháp về “xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm”, “tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước”. 

Đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách chính sách tiền lương và giải pháp gắn với “thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII” là rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương đồng bộ. 

Đồng thời, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới, bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cải cách chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong đó, kinh phí tiết kiệm do tinh giản biên chế nêu trên là nguồn ngân sách Nhà nước quan trọng để thực hiện tăng lương trong năm 2023 và các năm sau.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW là vấn đề rất được quan tâm bởi liên quan mật thiết đến đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thời gian qua, trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng thì nội dung cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 và hoàn thiện thể chế chính sách được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, chủ yếu (cùng với giải pháp về đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức) nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Để triển khai nhiệm vụ này, Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ tiền lương mới để thay thế chế độ tiền lương hiện hành. Bộ Nội vụ đang xây dựng 1 dự thảo nghị định và 11 dự thảo thông tư.

Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Hội nghị Trung ương 13 khóa XII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã chỉ đạo lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 vào thời điểm phù hợp.

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ báo cáo các cấp có thẩm quyền, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội về lộ trình cải cách chính sách tiền lương. 

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà bày tỏ hy vọng trong năm tới tình hình kinh tế trong nước khởi sắc, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình cải cách tiền lương với mục tiêu “bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”.

Ảnh minh họa: thoibaotaichinhvietnam.vn 

Ảnh minh họa: thoibaotaichinhvietnam.vn 

 Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Chính phủ sẽ sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương

Khi thông tin kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thông tin: Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Theo đó, sớm trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII.

Chế độ tiền lương mới sau cải cách sẽ thay đổi như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện báo cáo “kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp” để trình cấp có thẩm quyền.

Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27. Đó là:

- Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp;

- Mở rộng quan hệ tiền lương; - Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp;

- Bổ sung quỹ tiền thưởng; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo (tiếp tục điều chỉnh mức lương thấp nhất để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mức lương thấp nhất cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 27); dự toán nguồn kinh phí, kế hoạch nhiệm vụ đối với các Bộ, cơ quan liên quan.

THẢO NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.