Sinh viên Đại học Hoa Sen xuất sắc dành chiến thắng trong cuộc thi Solution Challenge của Google
Vượt qua 835 dự án, trong đó Đông Nam Á có 74 và Việt Nam có 16 dự án, đội GDSC của Trường Đại học Hoa Sen (HSU) đã xuất sắc trở thành một trong ba đội chiến thắng cuộc thi Google Solution Challenge 2022.
Cụ thể, cuộc thi năm nay thu hút 835 dự án đến từ các bạn trẻ của nhiều quốc gia trên thế giới như Canada, South Korea, Germany, Turkey, India…
Đại diện đầu tiên của Việt Nam giành chiến thắng
Vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh với dự án Gateway, 4 chàng sinh viên tài năng của Trường Đại học Hoa Sen gồm Nguyễn Vỏ Đăng Cao, Trương Hoàng Duy, Nguyễn Đăng Khương, Nguyễn Mạnh Hùng đã giành vị trí cao nhất, trở thành TOP 3 dự án xuất sắc nhất của cuộc thi (không chia giải nhất, nhì, ba). Đây là thành tích cao nhất của các đội thi đến từ Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, các bạn cũng là đại diện duy nhất từ Việt Nam và Đông Nam Á lọt TOP 10 để tham gia chung kết cuộc thi Công nghệ Google Solution Challenge 2022.
Sản phẩm Gateway của nhóm sinh viên HSU.
Gateway là một sản phẩm xây dựng các chốt kiểm tra 5K không cần sự hỗ trợ hoặc can thiệp của con người. Mục tiêu chính của dự án là giảm bớt áp lực cho lực lượng y tế, cộng đồng, các doanh nghiệp trong công cuộc phòng chống, ngăn ngừa dịch covid-19. Với các điều kiện tiên quyết như giá thành thấp, học sinh, sinh viên có thể lắp đặt thông qua các thiết bị linh kiện điện tử, ứng dụng điện thoại để thiết lập Gateway tại nơi sinh sống và làm việc của họ. Đồng thời, Gateway hoàn toàn là ứng dụng open-source (mã nguồn mở), do đó mọi người đều có thể thể tham gia hỏi đáp hoặc cùng nhóm phát triển dự án.
Các thành viên của đội GDSC cho biết, từ cuối năm 2019, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn về mọi mặt do dịch Covid-19. Từ tháng 10/2020, Việt Nam đã gỡ bỏ lệnh giãn cách để người dân học tập và làm việc bình thường, nhưng những khâu kiểm tra quá lâu và luôn phải cần 1-2 nhân viên bảo vệ chốt ở các cổng ra vào của 1 tòa nhà để kiểm tra. Điều đó làm cho tình hình lây nhiễm chéo ngày càng phức tạp. Do đó, nhóm đã lên ý tưởng làm một sản phẩm giải quyết vấn đề này: “Chúng em tin rằng, Gateway là một giải pháp hữu ích và thích hợp để đặt ở các cửa ra vào của tất cả các tòa nhà, trường học nhằm giúp cho việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 hiệu quả hơn và tránh lây nhiễm chéo một cách tối đa”- Nguyễn Đăng Khương, thành viên của nhóm chia sẻ.
Sản phẩm Gateway của sinh viên Đại học Hoa Sen
Để thực hiện dự án này, cả nhóm đã mất hơn 1 tháng để triển khai và thực hiện. Từ lúc lên ý tưởng cho đến lúc hoàn thành sản phẩm là khoảng thời gian giãn cách toàn xã hội, do đó quá trình triển khai ý tưởng, vẽ bản mẫu, tìm mua các thiết bị cần thiết, in các bản mẫu 3D, lên ý tưởng kịch bản và thực hiện video dự thi đều do các bạn sinh viên tự thực hiện.
“Nhóm chia nhỏ các công việc ra để hoàn thiện 1 mobile app để kiểm tra nhiệt độ, khẩu trang, điểm danh và khử khuẩn. Bên cạnh đó, chúng em còn làm 1 web app để nhân viên trong tòa nhà có thể theo dõi từ xa và có thể trích xuất dữ liệu nếu cần, tránh lây nhiễm chéo hết mức có thể. Về mặt kỹ thuật, chúng em mong muốn sử dụng những công nghệ của Google. Một phần để hoàn thành 1 tiêu chí đánh giá của cuộc thi, một phần để củng cố và ứng dụng những kiến thức chúng em đã học được trong quá trình hoạt động CLB Google Developer Student – Đại học Hoa Sen”, Khương chia sẻ về quá trình thực hiện sản phẩm.
Khó khăn lớn nhất của nhóm trong quá trình thực hiện dự án chính là phần ý tưởng. Dù rất nhiều ý tưởng muốn thực hiện để hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nhưng tính khả thi và cần thiết của sản phẩm cần phải được trau chuốt, ưu tiên để thật sự giúp ích cho mọi người. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện sản phẩm khá gấp và TP. HCM đang trong khoảng thời gian giãn cách là một trong những hạn chế để các bạn thực hiện sản phẩm.
Ngoài sản phẩm Gateway của sinh viên Đại học Hoa Sen, dự án Xtrinsic của nhóm sinh viên Đại học Freiburg (Đức) và dự án Blossom của Đại học Waterloo (Canada) là 2 dự án vào TOP 3 của cuộc thi.
Với thành tích này, các đội thi nhận đượcgiải thưởng trị giá 3.000 USD cho mỗi thành viên của nhóm cùng với chứng chỉ từ Google. Đây là thành tích ấn tượng của sinh viên Việt Nam trên các sân chơi quốc tế, đặc biệt là sân chơi về công nghệ. Kết quả này là động lực để các bạn tiếp tục xây dựng những dự án cộng đồng sau này, đồng thời là hành trang để các bạn phát triển công việc và sự nghiệp trong tương lai.
Minh An (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.