Sơn La: OCOP khẳng định thương hiệu và chất lượng vươn ra thế giới
Với lợi thế tiềm năng về nông nghiệp, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, ưu thế của miền núi. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã và đang khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX Cafe Bích Thao tự tin với sản phẩm 5 sao của mình.
Hiện tại, tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt từ 3 sao và 4 sao. Trong đó, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La đã và đang khẳng định được thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và đã góp mặt tại các quốc gia được coi là thị trường khó tính, khó tiếp cận.
OCOP không hóa chất
Sản phẩm đầu tiên được nhắc tới và đánh giá cao chính là cà-phê bột nguyên chất của Hợp tác xã Cà-phê Bích Thao, thành phố Sơn La ( tỉnh Sơn La). Đây hiện là sản phẩm duy nhất của tỉnh Sơn La thuộc top 20 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia năm 2021 được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao.
Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Hợp tác xã Cà-phê Bích Thao Sơn La, thông tin, cây cà-phê đã gắn bó với người dân Sơn La từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu cà-phê trồng từ năm 1994 đã bị già cỗi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm cà-phê Sơn La có chất lượng tốt nhưng vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu, khẳng định được chất lượng bởi chưa chú ý đến phát triển những dòng cà-phê chất lượng, đặc sản với quy trình nghiêm ngặt.
Để nâng cao giá trị sản phẩm cà-phê Sơn La, đáp ứng được yêu cầu thị trường, ngay từ khi thành lập năm 2017, Hợp tác xã Cà-phê Bích Thao đã đưa vào sản xuất giống mới và tập trung phát triển dòng cà-phê chất lượng cao, cà-phê đặc sản. Do vậy, chính từ hướng đi đúng nói trên đã trở thành “đòn bẩy” giúp cho Hợp tác xã Cà-phê Bích Thao đã có những sản phẩm OCOP chất lượng cao, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.
ông Nguyễn Xuân Thao chia sẻ : "Nhận thấy thu cầu từ trong nước đến thị trường châu Âu đều ưa chuộng cà-phê đặc sản, từ năm 2018 Hợp tác xã đã mời các chuyên gia nước ngoài về tập huấn cho các thành viên Hợp tác xã. Đồng thời, đón đầu phương pháp chế biến cà-phê mật ong không sử dụng nước, vỏ làm trà cascara xuất khẩu, mang lại hương vị đặc trưng của cà-phê Sơn La và giá trị cao hơn, thân thiện với môi trường", Các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Cà-phê Bích Thao đã lên kệ ở nhiều hệ thống, siêu thị trong nước và xuất khẩu. Để chinh phục được các thị trường khó tính, Hợp tác xã đã chú trọng quy trình, bảo đảm các tiêu chí nghiêm ngặt từ trồng, chăm sóc, thu hái quả và chế biến.
Hiện nay, sản phẩm OCOP 5 sao của Hợp tác xã đã được đưa sang triển lãm ở Ý, Nhật, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao. Hợp tác xã cũng vừa xuất sang thị trường Anh và Đức. Năm nay, dự kiến sản lượng đạt khoảng 4.000 tấn. Sản lượng cà-phê xuất khẩu từ trước đến nay luôn đạt 90% đến 95% trong tổng sản lượng, trị giá từ 15 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng.
OCOP thân thiện môi trường
Sản phẩm được nhắc tới tiếp theo là bộ 3 sản phẩm: cốc tre, ống hút tre, bộ dao thìa dĩa tre Gia Phát đạt OCOP 4 sao của Công ty cổ phần Tập đoàn tre Sơn La cũng được người tiêu dùng đánh giá cao bởi chất lượng, giá cả và độ thân thiện với môi trường.
Hiện tại Công ty đã có 70 đại lý tại nhiều tỉnh, thành và chiếm lĩnh khoảng 60% thị phần trong nước. Đến nay, sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu sang Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Lê Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn tre Sơn La chia sẻ, Công ty đã định hướng là phát triển dòng sản phẩm gia dụng dùng trực tiếp với con người, vừa giữ nguyên những nguyên bản của tre, không dùng bất cứ hóa chất nào ảnh hưởng với người. Việc chống mối mọt được xử lý qua nhiệt độ, áp suất hơi cao để đẩy độ đường trong tre ra.
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, Công ty cổ phần Tập đoàn tre Sơn La còn chú trọng nâng cao giá trị của các sản phẩm, từ vùng nguyên liệu, tái tạo vùng nguyên liệu sau khai thác, đến quy mô nhà xưởng, kích cỡ sản phẩm, ảnh hưởng môi trường... Vì vậy Công ty đang chú trọng phát triển nhà máy để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, để sản phẩm đi đều và đi xa hơn.
Để các sản phẩm OCOP vươn xa, trong thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang có định hướng, lộ trình cụ thể trong xây dựng sản phẩm đặc trưng, chất lượng, nâng hạng và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.
Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La, cho biết, tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 sao và 4 sao. Để sản phẩm OCOP vươn xa, các hợp tác xã, các chủ thể tham gia OCOP phải thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất với từng sản phẩm.
Thời gian tới, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La sẽ tham mưu cho tỉnh nâng cấp những sản phẩm OCOP hiện có để đạt những tiêu chuẩn cao hơn, bảo đảm các điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính. Việc xuất khẩu các sản phẩm OCOP cũng góp phần mang những đặc trưng của từng vùng miền Sơn La tới bạn bè 5 châu.
Hiện, các ngành chức năng và các địa phương của tỉnh Sơn La vẫn đang tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các chủ thể, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư xây dựng sản phẩm… Đồng thời, tỉnh cũng đề ra các giải pháp, mục tiêu cụ thể để phấn đấu trong năm 2022 có thêm 40 sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc, đặc trưng, chinh phục được những thị trường khó tính. Qua đó, góp phần tạo sức bật cho xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Linh Tuệ
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).