• Click để copy

Sự chuyển mình trong bảo đảm an sinh xã hội cho người dân

Nhiều năm qua, với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống an sinh xã hội đồng bộ, đem lại niềm tin trong nhân dân...

Quan tâm đến người có công, gia đình chính sách

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên "nhắc nhở các cơ quan, đoàn thể phải chấp hành một cách chu đáo các chính sách của Đảng và Chính phủ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ". Bác đã có câu thơ “Nhờ ai ta có hòa bình? Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân” đăng trên Báo Nhân Dân (số 273, ngày 26-11-1954). Khắc ghi lời Bác, những năm qua, cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Ngày 1-7-2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2.055.000 đồng lên mức 2.789.000 đồng (tăng 35,7%).

Đây là mức tăng cao nhất trong các lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong 20 năm qua, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người có công, thân nhân người có công. Có thể thấy, về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, từ những kết quả nổi bật trong giai đoạn 2013-2020, với hơn 10.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương bảo đảm, cả nước đã hoàn thành việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho 393.707 hộ người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

Cả nước cũng đang triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng giai đoạn đến năm 2025, với dự kiến hơn 162.000 hộ, kinh phí khoảng hơn 7.000 tỷ đồng... Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, những kết quả trên mang đậm nghĩa tình, tri ân sâu nặng đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, phần nào xoa dịu những đau thương, mất mát của người ở lại, thể hiện được trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại của dân tộc.

Sự chuyển mình trong bảo đảm an sinh xã hội cho người dân
 Nhân viên BHXH tỉnh Tuyên Quang chia sẻ cho người dân những lợi ích khi tham gia BHXH. Ảnh do BHXH Việt Nam cung cấp

Luôn đồng hành với người lao động

Ngày 29-6-2024, tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi). Đây là sự ghi nhận của Chính phủ, Quốc hội và nhân dân đối với tâm huyết, nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam trong việc đóng góp, xây dựng hệ thống chính sách BHXH toàn diện; hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Chia sẻ về tính ưu việt của BHXH, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các chính sách về BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp. Đây là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia của Đảng và Nhà nước, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ nhằm hướng tới chăm sóc tốt nhất sức khỏe nhân dân. Ngành BHXH Việt Nam thường xuyên tương tác, giao dịch và phục vụ hầu hết người dân, doanh nghiệp. Do đó, công tác giải quyết, thực hiện chế độ, chính sách BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp luôn được bảo đảm đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng, qua đó đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động.

Cùng với đó, công tác thực hiện chính sách BHYT triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; kiểm soát chặt chẽ, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng Quỹ BHYT trong điều kiện các nguồn lực có hạn, bảo đảm chi đúng, chi đủ, phục vụ kịp thời các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân, bảo đảm quyền lợi của người tham gia, tập trung mọi nguồn lực cho khám, chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh hiếm, bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn... Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người dân tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, được quỹ BHYT chi trả lên tới hàng tỷ đồng. Nhờ đó, người bệnh vượt qua khó khăn về kinh tế để yên tâm tiếp tục điều trị bệnh.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho người dân, việc chuyển đổi số được áp dụng rộng rãi trong các bộ, ngành. Ví như trong khám, chữa bệnh, nhiều người bệnh chia sẻ: “Chưa bao giờ người dân đi khám, chữa bệnh thuận lợi như hiện nay”. Điều đó có được là do cơ sở dữ liệu về BHYT với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được đồng bộ 100%. Và người bệnh chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID để làm thủ tục khám, chữa bệnh, đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và cán bộ y tế, cơ quan BHXH cũng tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT. Với công nghệ sinh trắc ứng dụng trên căn cước công dân gắn chip hoặc với hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID, VssID, chỉ mất khoảng 6-15 giây để hoàn thành thủ tục đăng ký khám, chữa bệnh, thay vì mất tối thiểu 10 phút như trước đây.

Để đạt được kết quả trên, BHXH Việt Nam luôn coi công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, động lực tăng trưởng, thực hiện với tinh thần quyết liệt, "chỉ bàn làm, không bàn lùi". Toàn ngành luôn xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm để phục vụ; để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam mang lại, trên tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

 DIỆP CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.