• Click để copy

Sứ mệnh lịch sử

Sự kiện tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống mặt trăng ngày 23-8 có ý nghĩa quan trọng vượt ra ngoài phạm vi khoa học và công nghệ. Sứ mệnh lịch sử này đã củng cố vị thế cường quốc không gian của Ấn Độ khi trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ lên mặt trăng sau Mỹ, Trung Quốc và Nga.

India Today mô tả, thành công của sứ mệnh Chandrayaan-3 gửi đi một thông điệp vang dội tới các nhà khoa học trẻ toàn cầu, rằng theo đuổi khoa học là một hành trình với những khả năng vô hạn. Hình ảnh con tàu vũ trụ nhẹ nhàng đáp xuống bề mặt mặt trăng dường như đã khơi dậy trí tưởng tượng, khuyến khích người trẻ ấp ủ những ước mơ lớn lao, những tư duy đột phá để từ đó cống hiến hết mình cho việc theo đuổi hành trình khoa học.

Vào giây phút Chandrayaan-3 đáp xuống mặt trăng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi theo dõi cuộc đổ bộ từ Nam Phi-nơi ông đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS. "Khoảnh khắc này thật khó quên, thật phi thường. Đây là một chiến thắng mới của Ấn Độ”, Thủ tướng Ấn Độ nói.

Còn trên khắp đất nước Nam Á này, giới khoa học, các quan chức chính phủ và cả người dân bung trào cảm xúc, ôm nhau nhảy múa khi hình ảnh con tàu vũ trụ hạ cánh xuống mặt trăng được truyền về. Theo thống kê, chỉ riêng trên kênh YouTube đã có gần 7 triệu người theo dõi buổi phát trực tiếp sự kiện đặc biệt này.

Trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi thông điệp chúc mừng tới Thủ tướng Narendra Modi: “Đây là một bước tiến lớn trong việc khám phá không gian và là minh chứng cho những tiến bộ ấn tượng mà Ấn Độ đạt được trong lĩnh vực khoa học và công nghệ”.

Quản trị viên Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson viết trên mạng xã hội X: "Chúc mừng Chandrayaan-3 đã hạ cánh thành công! Chúc mừng Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh thành công trên mặt trăng. Chúng tôi rất vui được trở thành đối tác của Ấn Độ trong sứ mệnh này!".

Sứ mệnh lịch sử
Người dân Ấn Độ vui mừng chứng kiến hình ảnh truyền hình trực tiếp tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hạ cánh xuống Mặt trăng, ngày 23-8. Ảnh: AP 

Reuters dẫn lời Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) S.Somanath cho hay, một ngày sau khi tàu vũ trụ hạ cánh xuống mặt trăng, xe tự hành Pragyan đã rời khỏi tàu vũ trụ và di chuyển trên bề mặt hành tinh này để bắt đầu thực hiện một loạt thí nghiệm, bao gồm phân tích quang phổ về thành phần khoáng chất của bề mặt mặt trăng. Chương trình nghiên cứu, thám hiểm trên bề mặt mặt trăng dự kiến được thực hiện trong thời gian hai tuần. Sứ mệnh thám hiểm lần này nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học bởi nó có thể giúp xác nhận sự hiện diện của nước đóng băng trên mặt trăng. Băng nước có thể được dùng để chiết xuất nhiên liệu, oxy và nước uống-những yếu tố có thể phục vụ cho các sứ mệnh khám phá mặt trăng trong tương lai.

Thành công của Chandrayaan-3 càng có ý nghĩa hơn khi mà vào năm 2019, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của ISRO đã được phóng lên quỹ đạo mặt trăng, song sứ mệnh này đã thất bại khi con tàu không hạ cánh thành công. Bên cạnh đó, sứ mệnh Chandrayaan-3 còn giúp nâng cao danh tiếng của Ấn Độ về kỹ thuật không gian với chi phí cạnh tranh. Chandrayaan-3 được phóng với kinh phí khoảng 6,15 tỷ rupee (74 triệu USD), một con số khá “mềm mại” nếu đem so với sứ mệnh thám hiểm mặt trăng trị giá 140 triệu USD của Mỹ vào năm 2019 và sứ mệnh Lunar 25 mới đây của Nga trị giá 133 triệu USD.

Cuộc đua thám hiểm mặt trăng dường như đang tăng nhiệt ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây. Tiếp nối đà thành công của Chandrayaan-3, Ấn Độ đã có kế hoạch khởi động một sứ mệnh nghiên cứu mặt trời vào tháng 9. ISRO và Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cũng đã bắt tay hợp tác để khởi động sứ mệnh thám hiểm mặt trăng (Lupex) còn được gọi là Chandrayaan-4, dự kiến vào năm 2026, nhằm tận dụng sức mạnh của cả hai quốc gia, giúp nâng cao hiểu biết của con người về mặt trăng, mở đường cho việc khám phá mặt trăng bền vững. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có kế hoạch riêng phóng tàu đổ bộ lên mặt trăng. NASA cũng đã lên kế hoạch đưa các phi hành gia hạ cánh xuống cực nam mặt trăng trong thời gian sớm nhất.

Việc Ấn Độ-quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân-nổi lên thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm ngoái và mới đây phóng thành công tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng đã cho thấy vị thế ngày càng gia tăng của quốc gia Nam Á này cả trong lĩnh vực công nghệ và không gian.

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.