• Click để copy

Tài năng và sự tận hiến của nhà thơ Thâm Tâm cho nền văn học Việt Nam không chỉ có Tống biệt hành

Ngày 10-5, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, gia đình nhà thơ Thâm Tâm phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi ra mắt các tác phẩm văn xuôi của nhà thơ Thâm Tâm. Nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi đã tới dự và chia sẻ sự ngưỡng mộ với tài năng văn chương của nhà thơ, như: Nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà văn Ngô Thảo, nhà thơ Trần Đăng Khoa...

Các nhà văn, nhà thơ tới chúc mừng gia đình nhà thơ Thâm Tâm trong buổi giới thiệu các ấn phẩm. 

Các nhà văn, nhà thơ tới chúc mừng gia đình nhà thơ Thâm Tâm trong buổi giới thiệu các ấn phẩm. 

Phát biểu tại buổi ra mắt sách các tác phẩm, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, Thâm Tâm được biết đến trong vai trò một nhà thơ. Ông sớm bước vào con đường văn chương, mất khi còn rất trẻ nhưng đã kịp để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, trong đó phải kể đến tác phẩm trở thành di sản của văn chương - "Tống biệt hành" nhờ hành trình dấn thân và đặt sứ mệnh của người viết đến tận cùng.

Bên cạnh thơ ca, Thâm Tâm còn có một gia tài văn xuôi khổng lồ mà nhờ đó chúng ta có dịp nhìn nhận lại cả một sự nghiệp đồ sộ để một lần nữa khẳng định rõ nét hơn việc tôn vinh tài năng, tâm huyết và khát vọng sáng tạo của ông.

 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định tài năng và sự tận hiến của nhà thơ Thâm Tâm cho nền văn học Việt Nam không chỉ có

 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định tài năng và sự tận hiến của nhà thơ Thâm Tâm cho nền văn học Việt Nam không chỉ có "Tống biệt hành".

“Chỉ sống đến 33 tuổi, giữa một thời đại đầy khó khăn và đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, nhà thơ Thâm Tâm và các nhà văn cùng thế hệ đã để lại một di sản lớn cho nền văn học Việt Nam và nhân cách sống của họ”, nhà Thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.

Các tác phẩm được giới thiệu gồm: “Truyện ngắn Thâm Tâm”, 4 truyện cổ tích và tập truyện ngắn chọn lọc “Tháng ba sấm đông” (NXB Văn học ấn hành), “Thâm Tâm truyện vừa” (NXB Quân đội nhân dân). Bên cạnh đó, NXB Lao động và Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thônng Linh Lan (Linh lan Books) liên kết ấn hành bộ ba tuyển truyện ngắn “Gió thu hoa cúc gầy rồi” cùng 2 tiểu thuyết “Thuốc mê”, “Nỗi ân hận dài”. Dịp này, NXB Kim Đồng ấn hành bộ truyện thiếu nhi gồm 3 cuốn “Hai cây hoa nhài” (tập truyện cổ tích), “Thuồng luồng ở nước” (tập truyện dã sử) và “Con rùa đội vẹt” (tập truyện đồng thoại). Tất cả các ấn phẩm được trình bày ấn tượng cùng phong cách thể hiện mới mẻ, tạo sức hấp dẫn cho những di sản văn chương quý giá của nhà thơ, nhà báo Thâm Tâm.

 Tập

 Tập "Truyện ngắn Thâm Tâm" mới được tuyển chọn, phát hành.

Nhà thơ Thâm Tâm (tên thật là Nguyễn Tuấn Trình) sinh ngày 12-5-1917 trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hải Dương. Ông bắt đầu làm thơ, viết văn từ đầu những năm 1940. Sáng tác của Thâm Tâm đăng trên các tờ Tiểu thuyết thứ Bảy và Truyền bá. Ông viết nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, thơ, dịch thuật. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia biên tập báo Tiền phong, rồi làm Thư ký tòa soạn Báo Vệ quốc quân - tiền thân Báo Quân đội nhân dân từ năm 1947 đến 1950. Ông mất ngày 18-8-1950, trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc. Nhà thơ Thâm Tâm đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt II năm 2007.

Ông Nguyễn Tuấn Khoa, con trai nhà thơ Thâm Tâm cho biết, từ năm 1999, nhà văn Văn Giá đã sưu tầm được khá nhiều truyện và kịch của Thâm Tâm đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy, lưu trữ trên microfilm, mang bản in từ Thư viện Thành ủy TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tiếp cận với gia đình và tiến hành số hóa, xuất bản “Truyện ngắn Thâm Tâm” gồm 38 truyện và kịch ngắn vào năm 2000.

Bộ ba tuyển truyện ngắn và tiểu thuyết của Thâm Tâm được trình bày ấn tượng.

Bộ ba tuyển truyện ngắn và tiểu thuyết của Thâm Tâm được trình bày ấn tượng.

“Trong suốt 3 năm qua, được sự giới thiệu của nhiều anh chị em nhà văn, gia đình tôi đã tiếp cận được cơ sở dữ liệu số hóa ảnh bộ Tiểu thuyết thứ Bảy tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và bộ Phổ thông bán nguyệt san Truyền bá, Tuổi trẻ của Thư viện Quốc gia Pháp. Gia đình cũng liên hệ với một số nhà sưu tầm trong ngoài nước và đã mua được một số lượng khá lớn bản gốc Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ Bảy Nguyệt san, Truyền bá, Sách của Tân Dân…”, ông Nguyễn Tuấn Khoa chia sẻ.

Được biết, cho tới thời điểm hiện tại, được sự giúp sức của nhiều cá nhân, tổ chức, gia đình nhà thơ Thâm Tâm đã sưu tầm được 83 truyện ngắn và 29 kịch ngắn trên Tiểu thuyết thứ bảy (từ 1939 đến 1944), 27 truyện vừa đăng trên Truyền bá, cùng 2 tiểu thuyết “Thuốc mê” và “Nỗi ân hận dài” do Tân Dân xuất bản. Ngoài ra, gia đình còn sưu tầm thêm được một số bài thơ của Thâm Tâm trong các ấn phẩm này.

 Ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai nhà thơ Thâm Tâm gửi lời cảm ơn đến các nhà văn, nhà thơ góp sức hoàn thành những tác phẩm của nhà thơ.

 Ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai nhà thơ Thâm Tâm gửi lời cảm ơn đến các nhà văn, nhà thơ góp sức hoàn thành những tác phẩm của nhà thơ.

Theo gia đình, quá trình tìm kiếm và sưu tầm những tác phẩm của Thâm Tâm vẫn sẽ được tiếp tục, hy vọng sẽ tiếp cận được thêm những sáng tác của Thâm Tâm trong giai đoan 1939-1945, cũng như trong thời gian ngắn ngủi sau Cách mạng Tháng Tám. Công việc này vẫn đang được con cháu nhà thơ Thâm Tâm tiến hành, như tìm về những di cảo của cha ông, góp phần nhỏ bé vào việc sưu tầm các di sản cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Đây là nỗ lực lớn nhằm góp phần đưa di sản văn học của nhà thơ đến với đông đảo bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ.

HÀ VƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.