Tài sản chung vô giá của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia
Quan hệ truyền thống, đoàn kết hữu nghị, gắn bó Việt Nam-Lào-Campuchia chính là tài sản chung vô giá, tạo nên sức mạnh cả về tinh thần lẫn vật chất để 3 nước luôn sát cánh cùng nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.
Trước hết, Việt Nam và Lào có truyền thống bang giao hòa hiếu, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Trải qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh và những năm tháng cùng gian truân trong quá trình đổi mới, hội nhập, từ hai láng giềng gần gũi, Việt Nam và Lào đã xây dựng nên mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong trực tiếp đặt nền móng, được các thế hệ quân và dân hai nước dày công vun đắp bằng mồ hôi, công sức và cả xương máu.
Mối quan hệ ấy đã trở thành lẽ sống tự nhiên, quy luật sống còn của hai dân tộc, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một dù gian nan hiểm nguy thế nào cũng không thể chia tách được, thực sự là mối quan hệ có một không hai trong lịch sử thế giới. Mọi thành tựu của cách mạng mỗi nước từ trước đến nay đều gắn liền với sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, kịp thời, chí tình, chí nghĩa mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào dành cho nhau. Những năm gần đây, chúng ta vui mừng nhận thấy, bất chấp muôn vàn khó khăn, thử thách, kể cả những tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19, quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Lào tiếp tục phát triển vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ quan hệ hữu nghị truyền thống đã trở thành quan hệ hữu nghị vĩ đại.
Trong khi đó, sự gần gũi về địa lý cùng những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Campuchia vun đắp, phát triển một trong những mối quan hệ có truyền thống lâu đời tại khu vực Đông Nam Á. Nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau để cùng giành thắng lợi lịch sử vào mùa xuân 1975 cũng như cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại và mang lại sự hồi sinh cho đất nước chùa tháp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen (đồng thời là Thủ tướng Campuchia lúc bấy giờ) trong cuộc gặp hồi năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN |
Đây cũng chính là nền tảng để lãnh đạo và nhân dân hai nước trong những năm qua không ngừng nỗ lực vun đắp quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng gắn bó, tin cậy theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể khẳng định rằng mối quan hệ gắn bó Việt Nam-Campuchia đã và đang đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng, phát triển phồn vinh của hai đất nước bất chấp biết bao khó khăn, thử thách cùng với những thăng trầm của lịch sử.
Đối với mối quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia, 3 nước láng giềng gần gũi, cùng uống chung dòng nước Mê Công vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ sớm. Phải khẳng định rằng từ khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Nhân dân Campuchia, mối quan hệ ấy ngày càng phát triển và được nâng lên về chất. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Nhân dân Campuchia đã đoàn kết lãnh đạo nhân dân 3 nước làm nên những thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển của 3 nước ngày nay.
Kể từ cuộc gặp cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen (đồng thời là Thủ tướng Campuchia lúc bấy giờ) tại Hà Nội vào năm 2021, mối quan hệ giữa 3 đảng, 3 nước tiếp tục được củng cố trên các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân 3 nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ba đảng đều coi trọng vai trò của quan hệ song phương và đa phương. Đặc biệt, trong năm 2022, 3 nước đã tổ chức thành công “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” và “Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam” với nhiều hình thức phong phú, qua đó tạo sự lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia. Ba nước đang tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác 3 bên của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành và đoàn thể, góp phần không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác 3 nước.
Tình hình thế giới và khu vực phát triển hết sức nhanh chóng đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với cả 3 nước. Bài học lịch sử của tình đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia đã, đang và sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình phát triển của mối quan hệ giữa 3 nước. Dù cho thời cuộc đổi thay, chúng ta vẫn quyết tâm cùng nhau gìn giữ và phát huy để mối quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia mãi mãi như dòng Mê Công hùng vĩ nối liền 3 nước, là tài sản chung vô giá, thiêng liêng và bền vững của 3 dân tộc.
HOÀNG VŨ
Tin mới
Khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 14-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 39, phiên họp thường kỳ tháng 11, được tổ chức trong thời gian giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ tám.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)
Sáng 14-11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương thăm, làm việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng).
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Boluarte
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Peru Dina Boluarte, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12 đến 14-11. Chiều ngày 13-11 (giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống, ngay sau Lễ đón Chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm chính thức với Tổng thống Dina Boluarte.
Mỹ sẽ tiến hành “thanh lọc” chưa từng có tại Lầu Năm Góc
Theo Reuters, ngày 14-11, các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đề xuất một “cuộc cải tổ chưa từng có” tại Lầu Năm Góc.
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức đề cử một loạt quan chức trong Nội các mới
Ngày 13-11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố đề cử thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Florida, đảm nhận cương vị Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Mỹ: Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện
Các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ ngày 13-11 đã bầu Thượng nghị sĩ John Thune của bang South Dakota làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện khóa tới, thay thế cho nhà lãnh đạo kỳ cựu là ông Mitch McConnell, 82 tuổi, người sẽ từ chức với kỷ lục 18 năm liền đảm nhiệm cương vị này.