• Click để copy

Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

Qua 4 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu, không chỉ về số lượng, mà còn chất lượng sản phẩm.

Thẩm định minh bạch, khách quan

Vừa qua, cơ sở kinh doanh Phương Soát (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận tin vui khi 3 sản phẩm gồm bánh quy vừng vòng, bánh quy trứng nhện và bánh Sampa - được UBND TP. Hà Nội đánh giá, phân hạng 3 sao trong Chương trình OCOP.

“Hội đồng OCOP thành phố tiến hành đánh giá rất chặt chẽ, khắt khe đối với 3 sản phẩm của chúng tôi”, chị Đinh Thị Tú Anh, chủ cơ sở kinh doanh Phương Soát chia sẻ.

Thực tế, năm 2022, nhiều chủ thể đã không đáp ứng được các điều kiện của Hội đồng OCOP thành phố. Trong số 529 hồ sơ của 195 chủ thể gửi tham gia Chương trình OCOP năm 2022, thì có 11 hồ sơ của 4 chủ thể thuộc các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ và quận Hà Đông không đủ điều kiện đánh giá, phân hạng, được Hội đồng OCOP thành phố trả lại, yêu cầu hoàn thiện.

Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, ngay từ giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, thành phố chủ trương không chạy theo số lượng sản phẩm. Chính vì vậy, việc đánh giá, phân hạng được Hội đồng OCOP thành phố thực hiện nghiêm túc, bảo đảm khách quan, công bằng.

“Thành viên Hội đồng OCOP đến từ nhiều sở, ngành của thành phố, bám sát các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng như quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP thành phố để bảo đảm các sản phẩm được cấp sao là xứng đáng”, ông Nguyễn Văn Chí thông tin thêm.

Người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm OCOP tại hội trợ ở Hà Nội. Ảnh: Phạm HùngNgười tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm OCOP tại một hội chợ ở Hà Nội (Ảnh: Phạm Hùng)

Nâng chất lượng sản phẩm

Sau quá trình thẩm định nghiêm túc, trung tuần tháng 3/2023, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Theo đó, 518 sản phẩm của 191 chủ thể đã được thành phố cấp chứng nhận đạt từ 3 sao OCOP trở lên.

Như vậy, kể từ khi Chương trình OCOP được Chính phủ phát động đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được tổng số 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 4 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được trung ương đánh giá, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang trình Bộ NN&PTNT xem xét, phân hạng; còn lại 1.369 sản phẩm 4 sao và 780 sản phẩm OCOP 3 sao.

Đáng chú ý, lần đầu tiên sau nhiều năm, Hà Nội phát triển được hai sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm lĩnh vực dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Cụ thể, đó là điểm du lịch Green Park (huyện Gia Lâm) và điểm dịch vụ du lịch Hồng Vân (huyện Thường Tín). Đây là bước chuyển mới trong nỗ lực phát triển đa dạng sản phẩm OCOP của Hà Nội.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, thành phố chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP, từ năm 2023, thành phố sẽ tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề, sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa; hạn chế tối đa các sản phẩm tươi sống.

Để phát triển bền vững Chương trình OCOP, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp, gồm: Hỗ trợ chủ thể đa dạng hóa các mặt hàng; đẩy mạnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ; quản lý chặt chẽ và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, minh bạch thông tin trước người tiêu dùng; phấn đấu đưa OCOP trở thành một thương hiệu mạnh, khẳng định được uy tín trên thị trường và đáp ứng nhu cầu nông sản, thực phẩm an toàn của người dân Thủ đô.

Trọng Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.